Phân biệt hoa ưu đàm và trứng côn trùng
Người ta vẫn truyền tai nhau về loài hoa ưu đàm huyền thoại 3000 năm mới nở một lần; báo hiệu Đức Phật hạ thế để cứu độ chúng sinh. Nhưng cũng không ít người cho đó chỉ là trứng côn trùng. Vậy thì hoa ưu đàm và trứng côn trùng khác nhau như thế nào?
Nội dung chính
Hoa ưu đàm được nhắc đến trong Kinh Phật
Theo Kinh Phật ghi chép, hoa ưu đàm – “Ưu Đàm Bà La” trong tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên đàng.” Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Ưu Đàm Bà La do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.”
Đức Phật Thích Ca đã từng đề cập với các đệ tử về Đức Chuyển Luân Thánh Vương và Ưu Đàm Bà La. Các đệ tử từng hỏi Đức Phật rằng: Liệu họ có thể ở lại trong xã hội và thực hiện việc tu hành như những người bình thường trong thế giới con người hay không? Đức Phật trả lời: “Phải đợi đến ngày Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện tại thế gian… Lúc đó không được bỏ lỡ cơ hội vĩnh hằng”.
Sau khi các đệ tử nghe lời Phật dạy, một nữ đệ tử đã cung kính hỏi Đức Phật: “Thưa Sư phụ, trong tương lai khi Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện tại thế gian, làm sao để mọi người có thể biết được điều đó?” Đức Phật trả lời: “Vào lúc đó, sẽ có một loại hoa gọi là Ưu Đàm Bà La nở khắp nơi; nhắc nhở mọi người về việc Đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ đến thế gian để truyền bá giáo lý của Ông và cứu độ chúng sinh trong thế giới.”
Phân biệt hoa ưu đàm và trứng côn trùng
Trong hơn hai thập niên qua, nhiều người trên thế giới đã bắt gặp một loại hoa được tin là hoa ưu đàm. Ưu Đàm Bà La được tìm thấy lần đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 1997. Sau đó, nó xuất hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Úc, Pháp, Mỹ, Việt Nam…
Tuy nhiên, một số chuyên gia nghĩ rằng người ta đã lầm lẫn trứng của một loại côn trùng gọi là green lacewing (Chrysopa) với Ưu Đàm Bà La bởi vì cả hai có bề ngoài giống nhau.
Trứng côn trùng lacewing thường có màu xanh lá cây sáng; đôi khi màu hồng hoặc trắng, hình elip. Sau một vài ngày thì trứng chuyển sang màu xám. Trứng côn trùng thường được đẻ trên lá cây hoặc thân cây. Tùy theo nhiệt độ mà trứng côn trùng sẽ nở sau 3 – 15 ngày; khi nở trứng hiện màu trắng và có mùi tanh. Nếu trứng bị hỏng sẽ có màu nâu hoặc xanh xám. Phần đầu của trứng sẽ nứt và khô héo dần khi ấu trùng chui ra.
Trong khi đó hoa ưu đàm rất đẹp, thanh tao và tinh anh. Hoa hình chuông, thân mỏng như lụa vàng, có mùi thơm nhẹ, độc đáo. Nó có thể tươi rất lâu; nhiều nơi tới một hoặc vài năm. Những bông hoa có màu trắng như tuyết và sự tồn tại của chúng mang lại cho không gian xung quanh một luồng khí tốt lành; khiến người ngắm hoa cảm thấy bình tĩnh và sảng khoái.
Hoa ưu đàm và trứng côn trùng rất khác nhau
Hoa ưu đàm khi được quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy cánh và nhị hoa; còn trứng côn trùng thì không có. Người ta thậm chí còn có thể thấy ánh hào quang xung quanh hoa ưu đàm.
Côn trùng thường đẻ trứng trên nhánh cây, cánh hoa và lá cây. Còn hoa ưu đàm có thể nở khắp nơi; trên lá, hoa, trên miếng gỗ, thanh nhựa, thanh sắt, trái cây, đá, mặt thủy tinh, cửa nhôm, giấy, đèn điện, v.v.
Dựa vào một vài chi tiết ở trên, hy vọng mọi người đã có thể phân biệt được hoa ưu đàm và trứng côn trùng. Loài hoa trong truyền thuyết này là có thật chứ không chỉ là lời đồn đại.
Làm sao nhận biết được Đức Chuyển Luân Thánh Vương
Hoa ưu đàm đã nở rộ trên khắp thế giới; báo hiệu khoảnh khắc phi thường “Đức Phật xuất hiện tại nhân gian” – điều mà chúng sinh hằng mong đợi trong vạn kiếp luân hồi đã đến. Nhưng làm thế nào để nhận ra Ông?
Trong Dự ngôn của Lưu Bá Ôn, khi Hoàng đế Chu Nguyên Chương hỏi rằng “Ai sẽ truyền Đạo thời mạt kiếp”, ông nói rằng: “Không giống hòa thượng; cũng không giống đạo sĩ; ăn mặc giống hệt người bình thường; nhìn vào thì chỉ giống một người bình thường nhưng lại có khả năng siêu thường. Người này không phải ở trong chùa mà sống trong xã hội. Đó là người nắm giữ Đại Đạo căn bản của vũ trụ”.
Như vậy lời dạy của Đức Phật Thích Ca và dự ngôn của Lưu Bá Ôn đều cùng khẳng định sự xuất hiện của Đức Phật tại nhân gian. Ông truyền đại đạo thời mạt kiếp: Môn tu luyện giữa người thường, không cần vào chùa hay đạo viện. Đức Phật Thích Ca còn dặn “Không được bỏ lỡ cơ hội vĩnh hằng”.
Hiện nay dịch bệnh đang hoành hành khắp nơi, gieo rắc nỗi sợ hãi cho con người thế gian. Người xưa nói ‘chính khí đầy đủ thì tà khí không thể xâm phạm’; giữa thời hỗn loạn phức tạp, mong mọi người vẫn giữ được chính niệm; giữ được thiện niệm trong tâm, bình yên vượt qua đại dịch.
Dưới đây là một số hình ảnh hoa ưu đàm được chụp ở Việt Nam: