Quy luật thiện ác hữu báo: Lời cảnh tỉnh của Diêm Vương với con người
Thiện ác hữu báo là quy luật luôn tồn tại bất biến dù con người có tin hay không. Thần Phật đã dùng nhiều cách để truyền tải lời cảnh tỉnh đến thế nhân.
- Khi đại kiếp nạn đến, Thần Phật có cảnh tỉnh thế nhân?
- Dự ngôn cũng là khoa học, lưu truyền để cảnh tỉnh thế nhân
Tưởng Đào là văn học gia nổi tiếng thời nhà Minh. Ông tự là Ngưỡng Nhân, là cháu ngoại của Võ Công Bá Từ Hữu Trinh thời vua Tống Anh Tông. Theo ghi chép trong một số tư liệu, sau này ông trở thành Diêm La Vương. Ông cố ý đưa bạn bè tới thăm địa ngục để cảnh tỉnh con người thế gian: Tất cả mọi hành động, suy nghĩ của con người đều được Thần Phật ghi chép. Thiện ác hữu báo là quy luật bất biến luôn tồn tại dù cho chúng ta có tin hay không.
Nội dung chính
Tưởng Đào, nhân vật tài năng xuất chúng thời nhà Minh
Theo ghi chép, thủa nhỏ Tưởng Đào vô cùng thông minh, tài trí nhanh nhẹn. Khi lên 5 tuổi, mẹ ông chỉ đọc cuốn “Tiểu học”. Tài liệu dạy học vỡ lòng, ông nghe liền có thể học thuộc thông thạo. Năm lên 11 tuổi, có sở trường văn chương. Đôi khi khiến người dân trong làng vô cùng nể trọng và kinh ngạc.
Ngày nọ, cha ông có bạn tới thăm, khi mọi người đang ở phòng khách, ngâm thơ, đối thơ, ông cũng đứng bên cạnh lắng nghe. Đột nhiên bên ngoài mưa to gió lớn, hạt mưa tí tách đập vào cửa sổ.
Có vị khách tức cảnh sinh tình, liền ra vế đối: “冻雨洒窗, 东两点西三点” âm Hán Việt: “Đống vũ sái song, đông lưỡng điểm tây tam điểm”. Tạm dịch: Mưa tuyết rơi vào cửa sổ, phía đông hai điểm tây ba điểm. Chữ “Đống – 冻” trong từ “Đống Vũ– 冻雨” của câu này là do là do chữ “Đông “东” và hai chấm thủy hợp thành. Chữ “Sái – 洒’ trong chữ “Sái song- 洒窗” là do chữ “Tây – “西” và bộ ba chấm thủy hợp thành. Bởi vậy vế sau của câu này rất khó đối.
Màn đối đáp biểu hiện của tài năng văn chương tuyệt đỉnh
Khi mọi người đang suy nghĩ mãi không ra, đột nhiên người hầu mang một quả dưa lên. Cha ông đứng dậy bổ dưa mời khách. Tưởng Đào có thể đối được vế đối dưới: “切瓜分客, 横七刀竖八刀”, âm Hán Việt: “Thiết qua phân khách, hoành thất đao thụ bát đao”. Tạm dịch: Cắt dưa mời khách, ngang bảy nhát dao, dọc tám nhát dao.
Vế đối khiến thực khách vô cùng ngạc nhiên. “Thiết qua phân khách” chỉ việc ăn dưa lúc đó, nửa vế sau “hoành thất đao thụ bát đao” vừa chỉ việc bổ dưa. Chữ này vừa có liên hệ trực tiếp với vế trên. Đồng thời, Chữ “”七 -Thất”, “刀- Đao” nhìn ngang, hợp với nhau lại là chữ “”切 – Thiết” nghĩa là bổ, cắt. Chữ “八 -Bát”, “刀 -Đao” nhìn từ trên xuống dưới hợp với nhau chính là chữ “分 -Phân” nghĩa là chia, vừa vặn có thể đối với câu đối trên của khách.
Sứ mệnh đến để thực hiện lời cảnh báo
Năm 14 tuổi khi ông tam gia kỳ thi tại Kim Lăng, tài văn chương của ông được tam công cửu khanh vô cùng tán thưởng. Chỉ tiếc rằng, ba năm sau đó đột nhiên ông qua đời. Xung quanh cái chết của ông, có nhiều câu chuyện vô cùng kỳ lạ.
Theo ghi chép trong sách sử, trước khi ông qua đời, thường xuyên mơ thấy thiên đế triệu tập đi chép “Đan đài ký”. Ông lấy lý do mẹ già không thể đi để từ chối. Anh rể ông từng vào thư phòng của em và nhìn thấy ông viết thư xin từ chối không đi. Mẹ ông vô cùng buồn rầu, quỳ xuống đất thỉnh cầu Thiên thượng đừng đưa con trai đi. Tuy nhiên vẫn không ngăn được việc con trai phải rời khỏi thế gian.
Năm đó, khi mẹ ông sinh ra ông, từng hoảng hốt nhìn thấy ba vị đạo sĩ vào phòng mình. Sau đó trong khoảnh khắc một người biến mất và bà sinh ra ông. Mẹ ông từng hoài nghi phải chăng con mình chính là do đạo sĩ chuyển sinh. Sau khi con trai qua đời, mẹ ông vô cùng đau lòng viết mười ba bài thơ tưởng nhớ con trai. Lời thơ đau buồn, thương cảm khiến ai nghe cũng rơi lệ.
Ngày nọ sau khi con trai qua đời, mẹ ông ngủ mơ thấy con trai nói với mình: “Con ở chỗ Thiên đế rất vui vẻ. Sau khi con qua đời, quay về nơi ở ban đầu. Mặc dù con chết đi, nhưng linh hồn bất diệt, không tiêu tan”.
Đưa bạn đến thăm địa ngục để nhắn nhủ quy luật thiện ác hữu báo
Năm Gia Tĩnh, Lục Thâm gặp lại Tưởng Đào
Đến năm Gia Tĩnh, một người tên Lục Thâm, tự là Tử Uyên ba ngày chết đi đột nhiên sống lại. Sau đó, ông gọi con trai mang giấy bút ghi chép lại những điều mình nói.
Lục Thâm nói: Khi bệnh tình của ta vô cùng nghiêm trọng, đột nhiên cảm thấy bản thân đang ngồi trong phòng khách nhưng không nhìn thấy người khác. Sau đó, có hai người mặc áo vàng quỳ ngoài sân. Họ nói phụng lệnh Diêm vương tới mời ta đi. Ta cẩn thận hỏi nhưng phát hiện bản thân đã ở trên kiệu. Người áo vàng đi trước, phía sau là mấy chục người. Nhìn thấy họ, ta vô cùng hoảng hốt.
Kiệu đi như bay nhanh chóng tới một tòa thành. Người mặc áo vàng quỳ xuống mời ta xuống đi bộ. Khi ta bước xuống, chiếc kiệu đột nhiên biến mất. Sau đó, có hai người tiến tới hai bên kéo ta đi rất nhanh, cảm giác như chân không chạm đất. Chúng ta nhanh chóng đi xuống dưới tòa thành. Lúc này, người mặc áo vàng đề nghị ta thay quần áo. Chẳng biết từ lúc nào, quần áo đã được thay xong.
Rất lâu sau, chúng ta đi tới một tòa thành rất cao. Tòa nhà giống như kinh thành, dài khoảng hơn mười dặm. Chúng ta đi qua một cung điện, rồi lại qua một cánh cửa to khác và đến trước một đại điện rộng lớn. Trên điện có một người đầu đội mũ miện ngọc. Người áo vàng vào trong điện, báo cáo đã đưa ta tới. Người kia đồng ý cho ta vào đại điện.
Quy luật thiện ác hữu báo được ghi chép tỉ mỉ qua từng việc
Ta từ bậc thang phía đông tiến vào chỗ người kia đang đứng. Đại Vương đứng dậy nói lớn: “Ông có nhận ra ta là ai không?”. Ta quan sát một chút và hỏi: “Người trên điện có phải Tưởng Đào năm xưa không?”. “Tôi nói vậy, bởi ông rất giống một người bạn học năm xưa của tôi”.
Trên đại điện có tiếng quát lớn: “Tại sao ngươi dám mạo phạm gọi tên tục danh của đại vương chúng ta?” . Đại vương nọ đáp: “Đây là cố nhân của ta, các người đừng hù dọa ông ấy”. Sau đó ông quay sang nói với tôi: “Tử Uyên, ông vốn có thể làm tới quan nhất phẩm, thọ tới tám mươi tuổi. Tuy nhiên vì phạm ba tội lớn, mười hai tội nhỏ nên bị hạ xuống chỉ làm quan tam phẩm. Thọ mệnh giảm mười hai năm”.
Năm đó ta 68 tuổi. Nghe thấy những lời này trong lòng vô cùng hoảng sợ, vội vàng hỏi: “Có thể không chết không?”. Đại vương nọ lại nói: “Nếu muốn ông lập tức phải chết, thì ông không thể tới đây”. Nói rồi ông sai một vị quan mang sổ ghi chép sinh hoạt hằng ngày của Lục Thâm tới.
Khi liếc nhìn, ta phát hiện từng lời nói hành động hằng ngày của mình đều được ghi chép rất chi tiết, tỉ mỉ. Cuối cùng còn dùng bút đỏ đánh dấu những lỗi đã phạm. Sau khi ta đọc hết, Đại Vương nói sẽ cho ta hai tuần để xử lý hậu sự. Ông cũng cảnh cáo ta không được tính toán kế sách gì cho con cháu.
Quy luật thiện ác hữu báo tồn tại bất biến
Khi người mặc áo vàng dẫn ta về, Diêm Vương lại cho triệu tập quay lại và dẫn ta đi một vòng địa ngục để tận mắt chứng kiến những cực hình tại đây. Ta nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng tra tấn vô cùng đáng sợ.
Sau đó, ta được đưa ra khỏi thành đi vào vùng tối tăm. Đột nhiên nhìn thấy một tia sáng, hóa ra đã quay về nhà. Khi đó ta nhìn thấy thân thể của mình đang ở trên giường, trong lòng vô cùng chán nản. Người áo vàng đẩy linh hồn ta vào thân thể và đột nhiên ta tỉnh lại.
Hai tuần sau, người áo vàng lại tới và lần này Lục Thâm thực sự chết. Tưởng Đào mà ông gặp ở âm gian lúc trước, có lẽ đã trở thành Diêm La Vương. Ông chính là muốn thông qua chuyến du hành của Lục Thâm tới âm phủ mà cảnh tỉnh con người thế gian: Tất cả mọi hành vi của chúng ta đều được Thiên thượng ghi chép, tính toán.
Từng việc làm từ nhỏ tới lớn của con người đều được Thần Phật ghi chép lại. Vì thế chúng ta gieo nhân nào ắt gặp qủa nấy. ‘Thần Phật từ bi muốn nhắn nhủ con người thế gian hãy sống lương thiện từ những việc nhỏ bé nhất.
Quy luật thiện ác hữu báo là luôn tồn tại, dù con người có muốn thừa nhận hay không.
Theo Vision Times