Thần tích xá lợi tử tại Đền thờ vua A Dục Vương
Ánh hào quang phát ra từ xá lợi tử của Phật triển hiện ở nhiều nơi trên thế giới khi những người cúng thờ đã tu tâm hướng thiện theo lời Phật dạy.
Nội dung chính
A Dục Vương vị đại đế phật tử thuần thành
Trong Phật giáo có truyền thuyết: Sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn sẽ lưu lại 84.000 viên Xá Lợi Tử. Hai trăm năm sau, A Dục Vương là vị đại đế của Ấn Độ sau thời Đức Phật, ông là một vị cư sĩ đại hộ pháp mà chưa có vị vua nào sánh bằng.
Sau khi quy y Phật giáo, Đức vua tự thân đến thành Rājagaha thỉnh trọn phần Xá Lợi Phật được an vị trong thánh tháp mà vua Ajātasattu kiến tạo để mang về Pātaliputta. Đức vua cũng ra lệnh cho sáu vị vua xứ chư hầu mang nạp tất cả Xá Lợi Đức Phật trong xứ của họ đã được chia tại Kusinārā sau lễ trà tỳ kim thân Đức Phật.
Sau đó đức vua A Dục Vương sai thợ làm 84.000 hộp nhỏ bằng vàng chạm trổ khéo léo và 84.000 cái bình lớn hơn cũng bằng vàng. Sau đó phân chia Xá Lợi làm 84.000 phần đều nhau để đưa vào 84.000 cái hộp nhỏ.
Ông đặt những hộp nhỏ này vào 84.000 cái bình lớn. Ông cho xây dựng 84.000 ngôi tháp để đựng và cúng dường Xá Lợi Tử. Sau đó đưa những tháp này đến các vùng khác nhau. Cao tăng đắc đạo là tôn giả Yasa dùng thần thông chỉ rõ cần phát quang 84.000 con đường để đem những tháp Xá Lợi này tới các nơi của vùng Nam Thiệm Bộ Châu.
Những triển hiện thần kì xung quanh tháp Xá Lợi
Vì duyên với Phật Pháp của Trung Quốc rất lớn, nên đã được tặng mười chín tòa tháp. Tháp Xá lợi trong chùa A Dục Vương tại Ninh Ba (Trung Quốc) chính là một trong những tòa tháp đó. Xung quanh tòa tháp này có ẩn chứa câu chuyện vô cùng thần kỳ.
Xá Lợi Phật từ dưới lòng đất nổi lên, tỏa sáng bốn phương
Trong “Pháp uyển Châu Lâm” có ghi chép, vào thời Tấn: Có một người thợ săn sau khi xuất gia lấy pháp danh “Tuệ Đạt”. Sau khi được Thần Phật chỉ điểm, ông quyết tâm đi tìm tháp A Dục Vương nơi cúng dường Xá Lợi Tử của Đức Phật. Sau khi trèo đèo lội suối trải qua vô vàn khó khăn nguy hiểm, ông tới Bắc Luân Ninh Ba.
Đột nhiên ông nghe tiếng chuông từ lòng đất vọng lên. Cảm thấy vô cùng kỳ lạ, ông thành kính cầu khẩn ba ngày ba đêm, một tòa tháp Xá Lợi Phật từ dưới lòng đất nổi lên. Ánh hào quang tỏa sáng bốn phương, với ánh sáng màu xanh. Tòa tháp cao một thước bốn tấc, rộng khoảng bảy tấc, bên trong treo bảo khánh; ở giữa là Xá Lợi.
Sau khi tìm thấy tòa tháp, cao tăng Tuệ Đạt dựng lều cỏ cúng dường tại chỗ. Khám đường mà ông thiết lập chính là nguyên mẫu của chùa A Dục Vương Ninh Ba.
Xá lợi tử cúng dường nhiều lần từng triển hiện thần tích
Tòa bảo tháp hay chính là Xá lợi tử cúng dường nhiều lần từng triển hiện thần tích. Vào thời Tống, cao tăng Chōgen người Nhật Bản đã tới đây để chiêm ngưỡng và bày tỏ lòng tôn kính. Sau khi trở về, ông đã kể cho vị đại thần Fujiwara no Kanezane về những điều mắt thấy tai nghe tại Tống triều.
Theo ghi chép trong “Ngọc Diệp” có ghi chép của ông như sau: Chōgen nói trong chùa A Dục Vương có tháp Dục Vương. Đây là một trong 84.000 tháp A Dục Vương ở Thiên Trúc cổ đại.
Ngoài tháp còn có tháp vàng, tháp bạc, tháp đồng bao bọc tầng tầng bên ngoài. Ông còn ghi chép, Xá Lợi Tử trong tháp có thể sinh ra các biến hóa thay đổi kỳ lạ: Hoặc triển hiện ra tượng Phật cao sáu trượng hoặc hiện ra tượng Phật nhỏ hoặc chiếu sáng bốn phương. Nó có thể biến lớn thu nhỏ một cách thần kỳ. Tất cả đều phụ thuộc vào “tội nhẹ hay nặng” của những người tới lễ bái.
Ông Chōgen từng đích thân tới đây chiêm bái hai lần. Lần thứ nhất ông nhìn thấy một tượng Phật nhỏ, một lần thấy ánh sáng nhỏ. Vị cao tăng còn miêu tả kỹ lưỡng cảnh tượng người dân Tống tới lễ bái bảo tháp: Người Tống tổ chức từng đoàn chiêm bái khoảng 500 người hoặc 1000 người. Tất cả mọi người đi ba bước lại quỳ xuống hành lễ. Họ rất thành kính và kiên trì. Họ đi như vậy từ ba tháng tới nửa năm mới đến được Bảo tháp.
Xá lợi tử triển hiện hình ảnh tượng Phật
Trong “Khuê Xa Chí” cuốn sách cổ từ thời Nam Tống cũng ghi lại: Tể tướng Ngụy Khởi thời Nam Tống dẫn gia quyến đến chiêm bái Xá Lợi tại chùa A Dục Vương. Thái độ của ông vô cùng thành kính. Xá Lợi Tử liền triển hiện thần tích, hiển linh hình ảnh tượng Phật. Không chỉ những người bái lạy nhìn thấy mà tất cả mọi người có mặt tại hiện trường đều nhìn thấy
Mọi người tranh luận mỗi người thấy tượng Phật xuất hiện khác nhau. Có người thấy tượng bằng vàng, tượng bằng sắt. Có người lại thấy có màu sắc như nhục thân người thường. Cũng có người thấy nửa thân, nhìn thấy đầu, thấy mặt.
Xá lợi tử thường tỏa sáng như ngọc lưu ly ngũ sắc
Trương Đại là một công tử giàu có của nhà Minh. Ông đã ghi lại chuyến viếng thăm bảo tháp trong hồi ký “Đào am mộng ức” của mình. Ông mô tả rằng “những viên xá lợi thường tỏa sáng như ngọc lưu ly ngũ sắc.
Những người phàm tục tới chiêm ngưỡng Xá Lợi sẽ tùy duyên mà gặp được những màu sắc và cảnh tượng khác nhau. Chẳng hạn có thể mở ra một tháp đồng với một bàn thờ Phật bằng gỗ tử đàn. Cúng dường một tòa tháp nhỏ, giống như một cây bút bằng đồng, hình lục giác.
Xá lợi treo trên đỉnh tháp, rũ xuống lắc lư không cố định. Mọi người có thể nhìn thấy qua ống kính và nhìn vào các viên xá lợi bằng mắt thường. Khi nhìn vào đó có thể thấy một bức tượng Phật Bà Quan Âm nhỏ mặc áo trắng; có thể nhìn thấy rõ ràng khuôn mặt và mái tóc.
Di tích này đã được bảo quản tốt từ thời Tây Tấn đến nay. Ngay cả khi ĐCSTQ phát động Cách mạng Văn hóa, nó đã được đưa vào bộ sưu tập của Ủy ban Bảo tồn Di tích Văn hóa. Bảo tháp bằng đồng hiện tại được cho là do thái hậu của nhà Minh cung cấp.
Xá lợi tử không còn hiển linh là biểu hiện của Phật giáo vào thời kỳ mạt Pháp
Xá lợi triển hiện thần tích, là minh chứng cho thấy sự kỳ diệu của việc tu luyện. Xưa kia Xá Lợi Tử của Đức Phật tại chùa A Dục Vương ở Ninh Ba hiển hiện những kỳ tích vĩ đại. Tuy nhiên nay không còn hiển linh nữa.
Người ta nói rằng điều này có ý nghĩa sâu xa, có thể muốn nói một vấn đề lớn: Phật giáo đã bước vào thời kỳ mạt Pháp.
Nói chung xá lợi tử có ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta thực sự theo lời Phật dạy thì Thần tích sẽ triển hiện.
Con đường duy nhất chỉ có tu tâm tích Đức, quay về truyền thống. Trong tâm tín ngưỡng Thần Phật, nhân loại mới có thể tìm lại được Thần tích xưa kia.
Theo Zhengjian