Thiện ác hữu báo: Làm quan phải suy nghĩ vì người dân
Làm quan cần tu dưỡng bản thân, nếu có thể tạo phúc cho người dân thì nhận phúc báo, ngược lại, lợi dụng quyền lực mà hành ác thì gặp quả báo.
- Người đức hạnh làm quan ở âm phủ, tiết lộ nhiều bí mật nhân gian
- Nội tâm tĩnh lặng mới có thể bất khả chiến bại
Thiện tâm hành thiện bảo vệ người dân
Trong “Tọa Hoa Chí Quả” vào thời nhà Thanh ghi lại: Có một vị Đại trung thừa (chức quan) ở huyện Ngô Hưng, cha của anh từng là người thi hành hình phạt gậy của quận phủ. Công việc tuy thấp kém nhưng tấm lòng của ông trung nghĩa, thường có ý giúp người hoạn nạn.
Ông thường nói với những đồng sự của mình: “Chốn cửa công là nơi rất tốt để tu hành! Chúng ta ở đây mà không làm việc thiện, thì cũng giống như đi vào núi báu mà tay không đi về”. Bởi vậy, mỗi khi gặp người dân trong làng tranh tụng cáo trạng thì ông luôn tìm cách hòa giải, an ủi để họ bình tâm trở lại; Khi thấy người có gia cảnh nghèo mà chính trực, thì ông sẽ cố gắng bảo vệ họ.
Mỗi đêm, ông sẽ đem cây gậy dùng để đánh người ngâm trong xô nước tiểu. Bởi vì nước tiểu có thể làm tiêu huyết, sinh cơ. Nếu ngâm lâu mà đánh người, cho dù có rách da, nát thịt cũng không gây mưng mủ, thối rữa. Khi đó có một vị Thái thú, vốn bản tính hà khắc, khi cho đánh người mà không thấy máu thì sẽ không cho dừng. Nhờ đó, ông đã cứu mạng nhiều người theo cách này.
Ông có một người con trai từ nhỏ đã thích đọc sách. Sau khi lớn lên thì văn chương nổi tiếng, các sĩ phu và danh sĩ trong huyện đều rất ngưỡng mộ. Ông nổi tiếng là bậc trưởng lão trung nghĩa, ngày thường rất kính trọng những người có học. Bởi vậy, học giả 3 trường tranh nhau thuyết phục ông cho con đi thi.
Sau khi nghe điều này, ông liền bảo con trai mình đi thi. Sau khi thi, anh đã được nhận chính thức vào quan thục để học. Về sau làm quan đến chức Quận trưởng. Sau nhiều lần thăng quan, anh đã làm đến chức Đại trung thừa. Cho đến ngày nay, trong gia tộc vẫn có người làm quan, và trở thành một thế gia vọng tộc ở nơi đó.
Làm hại người khác và chính mình bị bỏ rơi
Vào thời nhà Hán, có một người tên là Nghiêm Diên Niên, làm quan ở Hà Nam. Ông đối xử với dân rất hà khắc, dân địa phương đặt biệt danh cho ông là Đồ Bá.
Một năm nọ, mẹ của Đồ Bá đến Lạc Dương, định cùng con trai đón năm mới. Khi đi ngang qua quảng trường ở Lạc Dương, bà tình cờ nhìn thấy nha dịch đang đếm số tù nhân sắp bị chém đầu. Những tù nhân đó đứng dày đặc thành mấy hàng, chen chúc nhau, rất đáng sợ. Mẹ của Đồ Bá cả đời nhân từ, chưa bao giờ gặp nhiều người bị chém đầu như vậy? Trong lòng bà rất kinh hãi, bà rất tức giận với cách quản lý của con trai mình. Bất luận thế nào bà cũng không chịu đến nha môn của con trai.
Nghiêm Diên Niên đích thân đến hỏi, nhưng mẹ của ông rất buồn và đau lòng, mắng ông nặng nề: “Nhận được ân điển của Hoàng thượng, con mới có may mắn trở thành Quận trưởng. Người ta nói rằng người làm quan một vùng, là ‘phụ mẫu’ của bách tính. Nhưng sau khi mẹ đến, mẹ không thấy con giáo hoá người dân mà chỉ thấy con dùng hình phạt tàn khốc để đối đãi với người dân. Đây có giống như một quan ‘phụ mẫu’ hay không?”
Nghiêm Diên Niên nghe xong vô cùng xấu hổ, vội vàng xin lỗi và tự mình lái xe ngựa đưa mẫu thân đến nha môn. Từ đó trở đi ông có kiềm chế bản thân hơn một chút, nhưng vẫn không thực sự hối cải.
Cuối năm, trước khi mẫu thân trở về quê hương, bà đã ẩn ý nói với con trai mình rằng: “Mẹ không thể chịu được khi dương mắt nhìn con phạm pháp và bị trừng phạt. Khi mẹ nghĩ đến điều này, trong tâm mẹ vô cùng khó chịu. Thay vì chịu đựng, tốt hơn là không nên xem để tâm mẹ được thanh tịnh. Người xưa nói: Làm quan độc ác, không có chỗ ở tốt! Mẹ vẫn là nên trở về chuẩn bị phần mộ cho con! Con tự mình muốn làm gì thì làm đi!”.
Sau đó, đúng như dự đoán của người mẹ, Nghiêm Diên Niên cuối cùng đã bỏ mạng ngoài chợ (bị giết công khai trên đường phố).
Theo Vision Times