14 năm giúp việc tại đảo Síp, từ bất bình hóa thành yêu thương
Làm giúp việc tại đảo Síp được 14 năm, cô Châu trải qua đủ mọi cay đắng. Nhưng nhờ có Phật Pháp mà hoàn cảnh của cô đã thay đổi rất nhiều.
Cô Mạc Thị Châu, sinh năm 1965, quê tại Bình Sơn, Bắc Giang. Tháng 08/2008, cô sang giúp việc tại đảo Síp cho đến nay. Giúp việc tại đảo Síp, giống như bao người Việt xa xứ khác, cô cũng trải qua nhiều khó khăn. Mỗi người mỗi cảnh, mỗi khó khăn, thuận lợi, nhưng câu chuyện của cô Châu có nhiều điều đặc biệt.
Năm 1984, cô lấy chồng. Người chồng mồ côi cả cha mẹ, hoàn cảnh rất khó khăn. Cuộc sống nghèo khó nên cô chịu đủ thứ khổ. Nhiều lúc khó khăn quá, anh trai phải giấu vợ mang cho cô thúng thóc, qua được khó khăn trước mắt.
Cô sinh được 2 con trai, vẫn cố cho con ăn học đầy đủ. Vợ chồng cô làm đủ nghề để sống. Khi khó khăn chồng chất, cô bàn với chồng để mình sang đảo Síp làm giúp việc, lúc đó cô 44 tuổi.
Mất 100 triệu để đi, trong khi gia đình cô vẻn vẹn có 20 triệu. Học 3 tháng tiếng Anh nhưng sang đảo Síp, nhà chủ họ chỉ nói tiếng Síp. Ngôn ngữ bất đồng, sinh hoạt chưa quen, gánh nặng nợ nần, nhiều nỗi bất bình, thân mang bệnh tật… thực là khổ sở đủ đường.
Nội dung chính
Công việc không như mong đợi
Trước khi qua đảo Síp cô Châu tưởng rằng mình chỉ phải chăm một bà cụ 84 tuổi. Nhưng khi đến nơi cô mới biết mình phải làm rất nhiều việc. Cô phải đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp, và phải chăm thêm con gái bà cụ 64 tuổi ốm yếu bệnh tật. Cô kể:
“Bà cụ tôi trông cụt một chân quá gối, thần kinh bất ổn định,… Năm 25 tuổi, bà bị tai nạn ô tô lúc đang mang bầu đứa con trai thứ 3. Bà phải cưa chân và bỏ thai. Do suy nghĩ quá nhiều nên bà gặp các vấn đề trong tâm lý và cuộc sống.
Tôi phải chăm sóc bà từ A – Z. Ban đêm bà không ngủ vì thuốc ngủ đã nhờn, bà toàn đòi đi. Thần kinh hoang tưởng nên bà cho rằng đây không phải nhà bà; bà đòi xỏ giày vào cái chân cụt. Bà la hét nhiều nên tôi phải lấy băng dính dính vào chỗ chân cụt, bà tưởng là đã xỏ giày. Tôi luôn ở cạnh trông bà, hoàn toàn không ngủ được.
Đến sáng bà mệt ngủ thiếp đi, tôi lại phải đi chợ, dọn dẹp, nấu nướng… Dậy là bà đòi đi. Chẳng kịp nghỉ, tôi lại phải đùn bà trên xe lăn đi dạo. Đã đi thì bà thích đi xa, không thích những chỗ đi rồi…”
Áp lực công việc
“Những người Việt giúp việc ở các nhà bên cạnh, khi nói chuyện với chồng tôi thường phải bảo: ‘Chị Châu bên này sướng lắm, cả ngày lẫn đêm được nghe nhạc’. Chồng tôi không hiểu hết nỗi khổ của tôi. Bà cụ động tí chửi. Con gái bà cụ còn xui tôi: ‘Châu bịt bông vào tai, đêm ra phòng khách mà ngủ…’ Nhưng tôi không làm thế, nếu bà cụ ngã, nặng thì chết, hoặc nằm đấy thì tôi và con cháu họ khổ nên tôi vẫn ngày đêm chăm sóc, túc trực bên bà. Khi bà tỉnh táo, tức con gái, bà lôi tôi vào cào cấu, cắn xé…
Khổ về bà cụ chưa đủ, lại thêm sự xét nét của bà con. Con gái bà cụ 64 tuổi, bệnh tật khắp thân nên tính tình nóng nảy, khó chịu.
Lúc này áp lực lên tôi vô cùng lớn. Thân vốn mang nhiều bệnh, lại không ngủ được, công việc vất vả ngày đêm, thêm gánh nặng nợ nần, ruột gan tôi cứ nóng như lửa. Tôi khóc rất nhiều; nghĩ mình không thể ở được nhà này, tôi muốn đổi chủ khác hoặc trốn ra ngoài làm”.
Cố gắng nhẫn nhịn
“Khóc với nhà chủ, tôi nói: ‘Tôi không thể ở được. Ở nhà tôi học một kiểu, sang đây nói một kiểu, bà không dạy tôi tiếng mà chỉ có mắng mỗi khi tôi không hiểu. Xin đổi cho tôi chủ khác, sang nhà khác tốt hơn…’ Ông Cha Đạo, cháu bà cụ nói: ‘Tôi biết bà và mẹ tôi bệnh tật nên họ khó chịu, cô cố gắng ở đây chăm sóc cho họ.’ Không còn cách nào nên tôi đành ngậm ngùi ở lại.
Chăm bà cụ được 6 năm thì con bà đổ bệnh nặng. Tiểu đường biến chứng, bệnh phổi, tim rất nặng nên tôi phải đồng thời chăm cả hai người. Ban ngày chăm bà cụ, ban đêm sang trông bà con. Hai người hai nhà, tôi phải đi lại giữa hai căn nhà đó sáng, tối. Trông bà con phải liên tục để ý và thay máy thở, không được nghỉ ngơi chút nào, cơ bản không có ngày nghỉ.
Tuy mệt mỏi và vất vả nhưng giữ cái đạo làm người tôi tận sức làm việc. Bà cụ không chịu ăn tôi nịnh, bón bà ăn từng thìa. Nhiều khi bà ghen chỉ muốn giữ tôi cho riêng bà. Bà con cũng muốn tôi phải đúng giờ ấy đến chăm, muộn là bà càu nhàu, mắng chửi”.
Nhờ sự chân thành mà hoàn cảnh cũng đỡ căng thẳng hơn
Ông bà chủ của cô Châu phân biệt chủ tớ rất rõ ràng, họ không cho cô chơi với cháu của họ, không được ngồi ăn cùng mâm. Lại thêm nhiều lần bị mắng oan, có lúc cô ấm ức quá mà khóc. Cô kể:
“Họ hỏi vì sao khóc? Tôi nói: ‘Tôi nhớ nhà. Tôi ở đây một thân một mình, sao không cho tôi chơi với bọn trẻ? Tôi muốn ở với các bạn, tôi coi bà như bà tôi, coi gia đình này như gia đình tôi, nhưng cứ đối xử tệ thế này, tôi không ở được. Tôi không muốn trốn, nếu tôi có ý định trốn thì 10 bà cũng không giữ được. Nếu không ở được tôi sẽ tìm người thay thế rồi mới đi’.
Vì tôi nói thật lòng, họ cũng thấy tôi làm có trách nhiệm nên từ đó thay đổi thái độ. Họ cho tôi chơi với bọn trẻ, điều đó khiến tôi đỡ nhớ nhà hơn. Họ giao toàn bộ nhà cửa, công việc chăm sóc người thân của họ mà không giám sát nữa.”
Bệnh tật đầy thân
Cô Châu cho biết, trước khi sang đảo Síp giúp việc, cô bị mất ngủ mãn tính, đau dạ dày, thoái hóa đốt sống lưng, thần kinh tọa. Sang công việc vất vả, áp lực tinh thần, không ngủ được nên tình trạng bệnh của cô thêm trầm trọng.
Năm 2014, cô càng ốm đau nhiều. Mắt lúc nào cũng lèm nhèm như có cục gì đen sì chắn ở mắt, ngày nào cũng phải tra rửa mắt,… Người cô gầy như con cá mắm. Thuốc bên Síp họ kê rất nhẹ, uống không có tác dụng nên cô phải nhờ người gửi từ Việt Nam sang. Có lần cô phải bảo chồng đến gặp trực tiếp bác sĩ, cho cô kết nối, bác sĩ bắt mạch qua lời kể.
Tiền thuốc mỗi lần gửi sang tốn khá nhiều nhưng hết hơi thuốc cô lại đau. Cô suốt ngày gọi điện về kêu khổ với chồng con. Chồng cô sốt ruột quá kêu cô về. Nhưng về thì lấy tiền đâu trả nợ, chồng bảo bán đất đi mà trả, mà chữa bệnh. Nghĩ đi Tây mà về phải bán đất, bệnh tật đầy thân cảm thấy xấu hổ quá nên cô không dám kêu. Có đứa con thứ hai hiểu mẹ nên cô thường kêu ca với nó.
Cơ duyên tìm được môn tập khỏi bệnh mà không mất tiền
Có lần con trai bảo với cô Châu: “Mẹ vào mạng tìm hiểu môn Pháp Luân Công, chữa bệnh hay lắm mà không mất tiền”. Cô Châu nói: “Không mất tiền mà đòi khỏi được, người ta ngồi trên cả đống tiền còn chẳng khỏi kia.”
Con cô nói: “Thì mẹ cứ vào tìm hiểu đi”. Cô Châu cũng thử tìm hiểu nhưng nghi ngờ nên bỏ. Khi bệnh đau quá, cô lại gọi điện cho con trai kêu ca. Lần này con trai lại nói cô thử tìm hiểu về Pháp Luân Công, nói cô lên mạng tìm những bài chia sẻ hay để đọc.
Cô đọc trên báo Đại Kỷ Nguyên bài viết về một bạn trẻ tên Tươi. Bạn này cuộc đời quá khổ đau, chỉ ngồi chờ chết, đã vái tứ phương nhưng bệnh không khỏi. May người em trai vào thăm khuyên tập Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và bạn đã tái sinh cuộc đời mới. Cô Châu liên lạc với bạn Tươi này thì được bạn gửi cho cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công).
Bạn Tươi này còn nói với cô: “Cuốn sách này quý hơn cả sinh mệnh của cháu. Nhờ đó mà cuộc đời cháu được cứu sống nên cháu trân quý vô cùng”. Nghe điều đó, cô Châu thấy tín tâm hơn và muốn tập.
Tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe cải thiện
Cô Châu kể:
“Cuối năm 2015, tôi có được cuốn Chuyển Pháp Luân. Khi đọc được ít trang tôi buồn ngủ. Tối đó tôi ngủ một mạch từ tối đến sáng. Đó là một giấc ngủ mà tôi chưa bao giờ có được kể từ năm 1994 đến lúc đọc cuốn sách. Từ đó bệnh mất ngủ kinh niên của tôi hoàn toàn mất hẳn.
Tôi tập các bài công pháp theo đĩa hướng dẫn của Sư phụ Lý nhưng lúc đó tôi không hiểu nhiều lắm. May tôi kết bạn với một du học sinh bên Pháp. Bạn này đã giúp tôi kết nối với chỉnh thể người tu luyện trên đảo Síp.
Một buổi sáng chủ nhật, tôi nhờ bà chủ chở tôi đến công viên. Tại điểm tập có 2 học viên người Rumani, 2 vợ chồng người đảo Síp. Từ đó trở đi tôi tham gia tập luyện cùng mọi người vào cuối tuần (sau tôi được nghỉ chủ nhật). Tôi thường đi các thành phố, cùng các học viên người Trung Quốc, người Hy Lạp, người Rumani,… để hồng truyền Đại Pháp.
Khi nhà chủ thấy tôi đi phát tờ rơi, họ cho rằng đi truyền bá, cảnh sát sẽ bắt. Tôi chỉ vào ba chữ Chân Thiện Nhẫn bằng tiếng của họ, nói môn này rất tốt, không sao. Họ vẫn không hiểu, họ sợ liên lụy đến họ vì họ theo Cơ đốc giáo. Họ nói: ‘Nếu tốt thì ở nhà học, sao phải đi? Đi như vậy thì trả bao nhiêu tiền?’ Tôi nói: ‘Không ai trả tiền cả, vì tôi được lợi ích tốt quá nên muốn giới thiệu cho nhiều người biết thôi. Nếu xảy ra điều gì tôi chịu trách nhiệm…’”
Nhà chủ hiểu ra Pháp Luân Công là tốt
“Dần dần họ thấy tôi không còn đòi mua thuốc uống, ngày càng khỏe ra. Chứng kiến các căn bệnh, những lần tai nạn, những lần đau đớn khi tiêu nghiệp của tôi mà không cần một viên thuốc. Nhất là, sự thay đổi tâm tính của tôi đã khiến họ có cái nhìn tích cực về Pháp Luân Công.
Ví dụ, có lần tôi thúc đầu vào cánh cửa, đầu bị lõm một miếng to nhưng không hề chảy máu. Tôi bị choáng nhưng nửa tiếng sau miếng lõm đầy lên, tôi hoàn toàn không sao. Lần khác, tôi trượt chân ngã, người cứng đơ, không nói được một lúc; mông và bàn tay tím đen sì. Bà chủ thấy thế sợ hãi quá, bắt tôi đi viện chụp chiếu nhưng tôi nói: ‘Tôi có Sư phụ quản sẽ không sao’. Kết quả, đầu ngày hôm sau tôi khỏe, vết bầm tím 1 tháng sau hết.
Một lần, tôi bị đau tay suốt 5 ngày 5 đêm vô cùng thống khổ. Bà chủ khi biết chuyện, biết là Pháp Luân công tốt nhưng lần này bắt tôi đi viện. Tôi nói không sao và hẹn ngày thứ hai sẽ quay lại làm việc. Đúng ngày hẹn tay tôi khỏi hoàn toàn như chưa hề có cơn đau.
Hay như khi tôi bị axit bắn vào người, vết thương khỏi rất nhanh. Chứng kiến nhiều lần tôi không dùng thuốc, chỉ tập luyện động tác mà khỏi một cách nhanh chóng, thần kỳ, cả nhà họ đều gọi vui: ‘Cô gái của Falun Dafa’”.
Luôn chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn
“Năm 2015, bệnh tình người con gái bà cụ trở nặng. Bà chủ lúc nào cũng muốn tôi bên cạnh, cầm tay không rời ra. Tôi động viên bà không sợ vì tối tôi còn về trông mẹ của bà. Sau 4 tháng, con bà mất, bà cụ bị ngã phải nằm viện. Trong 26 ngày nằm viện là 26 ngày tôi ngủ ghế trông bà 24/24h. Khi y tá làm mạnh khiến bà đau, tôi phản ánh khiến họ không hài lòng. Tôi bấm chuông liên tục mỗi khi bà có biểu hiện. Bác sĩ phải kêu lên: ‘không có cô giúp việc nào được như cô này’.
Lúc đó, tôi mới học Pháp nhưng ý thức mình tu thành người tốt theo Chân Thiện Nhẫn. Tôi biết nghĩ cho người khác và có trách nhiệm với công việc của mình. Khi nghe tin bà cụ mất, tôi khóc, máu mũi ộc ra khiến con cháu họ sợ quá, vội đo huyết áp cho tôi.
Gia đình họ hỏi tôi mọi điều như thể tôi là người chủ trì: rằng mặc áo gì, đeo giày gì, xe chở ra nghĩa trang đi đường nào cho bà,… Bởi tôi đã quá gần gũi với bà suốt 8 năm qua, hơn nữa họ tôn trọng và coi tôi như người nhà.
Bà và con gái bà mất, họ giữ tôi lại giúp việc cho cháu bà là gia đình người phi công và ông cha Đạo. Tôi phải trông coi 3 căn nhà, 1 khu vườn rộng. Tôi tiếp tục tu luyện bản thân, ngày càng chứng thực phẩm chất tốt đẹp của người tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn cũng như sự siêu thường của Đại Pháp”.
Nhà chủ có nhiều thay đổi tích cực
“Con gái bà cụ có hai người con trai. Một người là phi công, một người là cha Đạo làm việc bên Hy Lạp. Người phi công này rất nóng tính, ông thường hay quát mắng con cái, mỗi khi cơn nóng ông đều đập bàn đập ghế. Khi thấy tôi đối đãi với mọi người bằng tâm thái bình hòa của người tu luyện, tự nhiên ông chủ thay đổi tâm tính. Ông không còn nóng tính nữa, chủ động giúp tôi mua hoặc sửa chữa máy tính.
Mỗi khi ông chủ đi đâu tôi lại nhắc ông đã mang thẻ bình an chưa (thẻ mang thông điệp Chân Thiện Nhẫn), ông luôn cười và chắp tay nói cảm ơn. Nhiều khi tôi chưa kịp nhắc thì bà chủ đã hỏi: ‘Châu đưa thẻ bình an cho ông chưa?’ Ông bảo rằng ông luôn mang theo bên mình.
Con cái của họ mỗi lần đi thi, ông bà chủ đều nhắc con niệm 9 chữ chân ngôn: Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo. Nhất là cô chủ mỗi khi đi học lái máy bay đều mang theo bông hoa sen Chân Thiện Nhẫn. Một lần cô bị ngã sóng soài, cô nhớ ra và cười nói: “Falun Dafa good” (Pháp Luân Đại Pháp Hảo) và cô không bị sao. Họ luôn coi Pháp Luân Công như bảo hộ họ vậy”.
Thay đổi tâm tính
“Trước tôi rất xấu, chỉ mong cha Đạo về cho tiền. Khi bà chủ cho tiền khi thay rửa cho bà, tôi lại muốn nữa. Khi tu luyện rồi, tôi coi nhẹ lợi ích vật chất. Khi nhà chủ mua cho tôi cái gì tôi đều trả tiền nhưng nhiều khi họ không lấy tiền, nói rằng tôi xứng đáng. Biết người tu luyện không lấy của ai cái gì nên từ đó họ không nói cho tôi mà là cho cháu của tôi.
Khi tôi hỏi bà chủ có cần gọi bà là ‘Madam’ – tức bà chủ không? Bà nói ở đây không có bà chủ nào hết. Khi đi đâu, họ còn trêu: ‘Hôm nay có Madam Châu ở nhà, ai về phải báo cáo ngay’. Ấy là vì tôi hay hỏi han, quan tâm họ.
Để có được tình cảm, sự tôn trọng ấy là do tôi đã thay đổi bản thân nhờ tu luyện Chân Thiện Nhẫn. Chỉ khi mỗi chúng ta thay đổi tốt thì hoàn cảnh sẽ thay đổi theo. Không chỉ gia chủ mà gia đình tôi tại Việt Nam cũng thay đổi tốt đẹp. Con dâu tôi cũng vào tu luyện, chồng tôi thay đổi tâm tính nhiều… Tất cả là nhờ ơn Đại Pháp, là ‘Phật quang phổ chiếu’”.
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- Các nhân sỹ trên thế giới cùng nhận định “Pháp Luân Công là tốt”
Lời nhắn nhủ
Cô Châu chia sẻ câu chuyện của mình mong những ai chưa hiểu rõ về Pháp Luân Công có cái nhìn tích cực hơn. Mong những người giúp việc ở nước ngoài luôn làm tốt công việc của mình; có duyên hãy tập thử môn Pháp Luân Công, mọi điều tốt đẹp sẽ đến…
Tại thời điểm viết bài, cô Châu vẫn làm giúp việc tại đảo Síp. Ai cần có thể liên hệ với cô theo số điện thoại: 357 967 29178. Tại Việt Nam là số điện thoại của con dâu cô: 098 706 3213. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.
Xem thêm video: