4 loại tính cách ảnh hưởng sức khoẻ và bệnh tật
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cảm xúc của từng nhóm tính cách ảnh hưởng sức khỏe của cá nhân đó. Tính cách ảnh hưởng sức khoẻ là điều đã được chứng minh.
- 10 biểu hiệu bên ngoài tiết lộ tính cách bên trong
- Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận
Các bác sĩ tim mạch người Mỹ Meyer Friedman và Ray H. Rosenman là các bác sĩ Tây y đầu tiên đề cập đến mối quan hệ giữa cảm xúc và bệnh tật.
Họ phát hiện cảm xúc tiêu cực có thể gây ra nhiều bệnh thông thường, bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, loét dạ dày tá tràng và thậm chí là ung thư. Những phát hiện của họ đã dẫn đến sự phát triển của một lĩnh vực mới, “y học tâm thần” hoặc “y học cơ thể tâm trí”, trong vài thập kỷ qua.
Các nhà tâm lý học đã tổng kết các kiểu cảm xúc và phân loại chúng thành 4 loại tính cách dưới đây. Dưới đây là những phân tích cho thấy tính cách ảnh hưởng sức khoẻ như thế nào ở 4 nhóm này.
Nội dung chính
Tính cách loại A (Tham vọng thành tựu): Dễ mắc bệnh tim
Tính cách loại A đặc trưng về mặt cảm xúc là khát khao chiến thắng mạnh mẽ, tham vọng, thống trị, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn và thù địch.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện, cảm xúc thù địch và giận dữ của kiểu tính cách loại A là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Những người này dễ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao. Về mặt tinh thần, họ dễ bị lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.
Tức giận có thể dẫn đến giải phóng catecholamine dư thừa và sau đó tăng phản ứng tim mạch, dẫn đến nhịp nhanh xoang cấp tính, tăng huyết áp, giảm tưới máu vành và tim không ổn định.
Thần kinh giao cảm của những người này thường ở trạng thái hưng phấn khiến nhịp tim nhanh hơn, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng cung lượng tim, huyết áp cao hơn, đường huyết cao hơn. Gan có xu hướng tổng hợp chất béo trung tính để cung cấp thêm năng lượng, do đó gây ra rối loạn lipid.
Sự thù địch cũng được khái niệm hóa như một tác động tiêu cực mãn tính, làm tăng xu hướng đau khổ của một người.
Các tác động tiêu cực mãn tính cũng được phát hiện có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh nghiêm trọng và tử vong sớm. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những người bị bệnh mãn tính.
Hơn nữa, những người có tính cách loại A có sự cạnh tranh và tham vọng cao, họ thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng về tinh thần, dẫn đến lượng hormone căng thẳng trong cơ thể tăng cao.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Ấn Độ, người loại A có nhiều khả năng thực hiện các hành vi nguy cơ cao như hút thuốc và uống rượu. Họ cũng có xu hướng đối phó với căng thẳng theo những cách không lành mạnh. Điều này cũng giải thích tại sao những người thuộc tuýp A dễ mắc các bệnh tim mạch hơn.
Ngoài ra, một số người có tính cách loại A có các gen cụ thể trong cơ thể khiến họ dễ mắc các bệnh về cảm xúc loại A và các bệnh tim mạch.
Tính cách loại B (Hướng ngoại – thoải mái): Ít có khả năng mắc bệnh tim mạch hơn
Ngược lại, những người thuộc tuýp B tính cách dễ gần, thoải mái, kiên nhẫn và không dễ bị căng thẳng hay lo lắng.
Đối mặt với căng thẳng, họ thường nói “Vậy thì sao?”. Điều này không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần hoặc thể chất, giúp họ bảo vệ bản thân khỏi hội chứng liên quan đến căng thẳng.
Thái độ của họ đối với căng thẳng là bảo vệ sức khỏe. Do đó, tính cách Loại B còn được biết đến là những đặc điểm tính cách “bảo vệ tim mạch”.
Tính cách loại C (Cá nhân bị kiềm chế và kìm nén): Dễ bị ung thư
Về mặt tình cảm, tính cách loại C thụ động, phục tùng, kìm nén, quan tâm quá mức đến ý kiến của người khác và không giỏi thể hiện cảm xúc bản thân.
Loại này dễ bị ung thư và dễ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Nhân cách Châu Âu cho hay, các nhà khoa học đã theo dõi 1.341 đối tượng và phân tích nguyên nhân cái chết của những người đã qua đời trong khoảng thời gian 10 năm.
Họ nhận thấy khoảng 30% những người có tính cách giống loại A chết vì bệnh tim mạch vành; khoảng 45% những người có tính cách giống loại C chết vì ung thư.
Tại sao nhân cách loại C dễ bị ung thư?
Một nguyên nhân có thể là do kiểu người này bị trầm cảm và căng thẳng trong thời gian dài. Lúc này, cơ thể huy động các hormone gây căng thẳng, trong đó tiêu biểu nhất là glucocorticoid do tuyến thượng thận tiết ra.
Hormone này ngăn chặn chức năng tế bào miễn dịch, đồng thời ức chế cơ chế chữa bệnh và chống ung thư tự nhiên của hệ thống miễn dịch.
Một bài báo đăng trên tạp chí Brain, Behavior, Immunity đã tổng kết 20 năm nghiên cứu về bệnh trầm cảm và đưa ra kết luận tương tự như nghiên cứu trên.
Bài báo đề cập rằng, những người thường xuyên trầm cảm bị giảm sự tăng sinh tế bào lympho và suy giảm chức năng tổng thể trong khả năng miễn dịch chống ung thư và chống vi rút của cơ thể.
Điều này khiến họ có khả năng dễ bị ung thư hơn, cũng như bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với vi rút và vi khuẩn.
Một nghiên cứu khác đã chỉ rằng, 40% ung thư có liên quan đến hướng nội và trầm cảm. Người bị rối loạn tâm trạng mãn tính có nguy cơ bị u cao hơn gấp ba lần so với người bình thường.
Tính cách loại D (Đau khổ và Không vui): Dễ bị Đau mãn tính
Tính cách loại D có đặc điểm cảm xúc là sợ bị từ chối, đau đớn, cô đơn và buồn bã. Loại này dễ bị đau mãn tính, hen suyễn, và cả các bệnh tim mạch.
Qua những nghiên cứu trên cho thấy tính cách ảnh hưởng sức khoẻ là điều đã được chứng minh. Có một số cách thức giúp con người tự điều chỉnh để có thể có được sức khoẻ tốt. Một trong số đó là áp dụng tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày.
Nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn có thể giúp bạn điều chỉnh tính cách của mình theo hướng tốt hơn và thiền định mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khoẻ.
Đăng ký hướng dẫn online miễn phí tại đây.
Theo The Epochtimes