Thần Phật từ bi nhưng cũng có uy nghiêm, những người ngông cuồng mà bất kính với Phật thì nhất định sẽ bị báo ứng; đó vừa để trừng phạt và cũng coi như là lời cảnh tỉnh cho thế nhân.

Bất kính với Phật, xuất hiện bướu thịt dài ở trên môi

Có một câu chuyện được ghi lại trong “Tứ bản đường hữu biên”: Chuyện kể rằng, có một người mọc ra một bướu thịt dài ở môi trên; nhìn giống như là hai bàn tay mở ra; thậm chí còn che luôn cả môi dưới. Mỗi lần muốn ăn cái gì thì phải nhấc nó lên mới ăn được. Không những vậy, bướu thịt này vô cùng xấu xí và còn làm cho anh ta rất đau đớn.

Có người hỏi anh ta vì sao lại có bướu thịt này? Anh nói: “Tôi lúc nhỏ là một người vô gia cư; sau này từng gia nhập vào trong quân đội. Có một lần, tôi cùng mấy đồng nghiệp làm thịt một con dê. Lúc ấy chúng tôi ăn, thấy có đặt sẵn một tượng Phật. Tôi nhìn thấy miệng tượng Phật dường như đang hé mở ra; trông như là có thể nhét được một miếng thịt dê vào. Vì vậy tôi liền lấy một miếng thịt trong tay bỏ vào trong miệng tượng Phật. Chỉ vài ngày sau thì miệng của tôi xuất hiện một bướu thịt như thế này”.

Chế nhạo lực sĩ Kim Cang, gặp họa mất mạng

Tứ Đại Thiên Vương được xem như là người canh giữ thế giới, thường được thờ trong các chùa. Truyền thuyết cho rằng các Thiên vương sống trên núi Tu-di (sa. meru), canh giữ thế giới và Phật pháp. Các vị đó chiến đấu chống cái ác và bảo vệ những nơi Phật pháp được truyền bá. Thân thể các vị được áo giáp che chở, đầu mang giáp sắt.
Tứ Đại Thiên Vương bảo hộ Phật Pháp (ảnh Facebook)

Ngô Tam Quế (1612 – 1678) là người ở Cao Bưu vào cuối thời nhà Minh. Ông sinh ra ở Liêu Đông, xuất thân là một võ sĩ. Ngô Tam Quế từng ở Côn Minh, Vân Nam, xây dựng một ngôi miếu Thần. Vào ngày ngôi miếu được xây xong, các quan viên thuộc hạ của ông đều đến chúc mừng. Ngô Tam Quế cảm thấy rất khoan khoái, mới hạ lệnh cho mọi người ngẫu hứng làm thơ để ghi nhớ về sự kiện trọng đại này.

Phía trước đại điện là Tứ Đại Kim Cang: Tăng Trường Thiên Vương Lễ Thanh tay cầm bảo kiếm; Quảng Mục Thiên Vương Lễ Hồng tay cầm con rắn dài; Đa Văn Thiên Vương Lễ Hải tay cầm chiếc dù; Trì Quốc Thiên Vương Lễ Thọ tay cầm đàn tì bà.

Sự kết hợp của bốn vị Kim Cang có nghĩa là mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình. Ngô Tam Quế chỉ vào bốn bức tượng Thiên Vương và lệnh cho thuộc hạ làm thơ. 

Mọi người đều vui vẻ đặt bút theo đúng ý của Ngô Tam Quế; ca ngợi Thần uy của Tứ Đại Thiên Vương; hy vọng các vị Thần sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ngô Tam Quê nghe xong cũng rất hài lòng.

Làm thơ bất kính với Thần  

Bất ngờ có một vị án sát sử (chức quan phụ trách các vấn đề về luật pháp) đọc diễn cảm một bài thơ của ông ta, viết rằng: 

Kim Cang vốn là một nắm bùn,
Giương nanh múa vuốt lừa gạt người.
Người nói ông là hảo hán tử,
Ông dám cùng tôi tắm rửa không?

Ngô Tam Quế nghe xong thì nổi giận; ông lập tức cho người kéo vị quan này ra ngoài chém đầu.

Người dân nhìn thấy án sát sử bị giết thì không biết là có chuyện gì, bàn tán xôn xao. Có người biết rõ nội tình mới nói: “Án sát sử làm thơ sỉ nhục Thần linh; vì vậy Ngô Tam Quế mới chém đầu ông ấy”. 

Mọi người nghe thấy vậy đều nói: “Làm nhục Thần linh, đáng chết, đáng chết. Đây chính là quả báo!”

Lợi dụng Phật Pháp kiếm tiền, bất kính với Phật gặp ác báo

Thế nào là phỉ báng Phật; Tội phỉ báng Phật Pháp; Sám hối tội phỉ báng
Thần Phật chỉ xét tâm chứ không xem trọng hình thức bên ngoài (ảnh Adobe Stock)

Vào thời Nam Bắc Triều, có một hòa thượng tên là Án Thông, người ở Bắc Tề. Ông tuy đã xuất gia làm tăng nhưng không hành xử theo giáo lý nhà Phật; nói đúng ra thì ông không phải là một người tu luyện chân chính. Ông coi tiền tài như mạng sống; dùng trăm phương nghìn kế để làm giàu. Đặc biệt là ông lợi dụng niềm tin vào Phật Pháp của người dân để kiếm tiền.

Ông đi khắp nơi hóa duyên, khuyên nhủ mọi người góp tiền để đúc tượng Phật; nói với mọi người càng quyên nhiều tiền thì càng tích được nhiều công đức. Mọi người khi đó đều tín phụng Thần Phật nên rất nhiều người đã quyên tiền cho ông. 

Về sau, tiền tích được nhiều rồi, ông liền lấy ra một ít để đúc một bức tượng Phật bằng đồng lớn. Mọi người nhìn thấy thành quả của việc quyên tiền nên lại càng tin tưởng ông hơn. 

Tâm tham che mờ cả mắt

Tiếp theo ông lại kêu gọi mọi người đến thắp hương bái Phật, hiến tặng tiền tài; nói làm như vậy là tích được công đức rất lớn. Rất nhiều thiện nam tín nữ đã phải ăn mặc tiết kiệm để dành tiền cúng dường cho Phật. Có người khi khấn nguyện thì cầu có con trai; có người thì cầu phát tài; có người thì cầu được khỏi bệnh… 

Mỗi khi thấy ai cúng dường nhiều tiền, hòa thượng Án Thông lại không ngớt lời khen ngợi là có tâm thành kính. Nhưng thực ra thì trong lòng hòa thượng Án Thông lại đang mừng thầm; bởi vì giấc mộng phát tài của ông đang dần thành hiện thực. Sau đó ông lén cất hết số tiền này làm của riêng; thoải mái tiêu xài ở bên ngoài.

Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra; dần dần mọi người đều biết được bộ mặt thật của ông; hiểu được bản tính xấu xa của ông; những người đến quyên tiền càng ngày càng ít đi. Về sau thì dường như ai cũng biết, nên không ai thèm đến chỗ của ông nữa. 

Hòa thượng Án Thông tức giận đến điên người, lòng thù hận dâng cao; ông tìm một cây gậy chỉ vào tượng Phật và muốn đánh tượng Phật. Trước khi đánh xuống còn không ngừng thóa mạ tượng Phật; trách tượng Phật sao không giúp ông ta kiếm tiền như trước.

Tội phỉ báng tăng; Phật Pháp Vô Biên quả báo Nhân Quả; Phỉ báng người tu hành
Thiện ác không báo, ông trời ắt có vị tư (ảnh Adobe Stock)

Thần hộ Pháp hiển linh trừng trị người bất kính với Phật

Ngay trước lúc Án Thông đánh gậy xuống thì đột nhiên có một vị Thần mặc áo giáp vàng đứng trước mặt ông. Vị Thần cao lớn hơn 6 mét, tỏa ánh kim quang lấp lánh, tay cầm một cây thương nhìn chằm chằm vào Án Thông. Vị Thần lớn tiếng quát: “Ngươi thật là một tên vô lại; sao lại dám khinh nhờn tượng Phật? Thật là tội đáng chết vạn lần!” 

Vừa dứt lời, vị Thần liền xách cổ Án Thông lên; sau đó lấy ra một cây thiết trượng đánh cho Án Thông một trận; khiến ông ta thương tích đầy mình, máu chảy không ngừng. Án Thông cầu xin vị Thần tha tội, tiếng kêu thất thanh khiến người bên ngoài cũng nghe thấy. Mọi người chạy tới chứng kiến thì đều phải thán phục Thần linh hộ Pháp nghiêm minh, rất công bằng. Vị Thần sau khi trừng phạt Án Thông xong thì cũng biến mất không dấu vết. 

Án Thông sau khi bị đánh thì các vết thương ngày càng mở rộng ra, lở loét và mưng mủ; toàn thân sưng đỏ giống như là bị hỏa thiêu. Án Thông ngày đêm kêu rên, sau một trăm ngày vật vã mới chết đi. Vào lúc Án Thông sắp chết, ngôi nhà của Án Thông đột nhiên sụt xuống vài mét. Mọi người bàn tán nói rằng, ngôi nhà sụp xuống phải chăng là tiếp tục xuống địa ngục chịu tội vì dám khinh thường Thần Phật?.

Phật Pháp từ bi nhưng có uy nghiêm

Thần Phật từ bi nhưng cũng uy nghiêm. Từ 3 câu chuyện ở trên có thể thấy, mức độ bất Kính với Phật khác nhau cũng dẫn đến báo ứng khác nhau. Thần Phật luôn ban phúc lành cho người thiện lương, khuyến khích con người tiếp tục hành thiện. Đối với người làm việc xấu thì sẽ bị báo ứng, vừa để khiển trách mà cũng là để giáo dục; lấy đó làm lời cảnh tỉnh cho thế nhân.  

Theo Chánh Kiến