Chàng dược sĩ trẻ vẫn thường vào chùa làng nhìn tượng Bồ Tát Quan Âm mà than rằng: “Sao con khổ thế này! Tại sao không được tình yêu của cả bố lẫn mẹ như các bạn? Sao cái nghèo khổ đeo bám gia đình mình mãi thế!”; “Con người ta sang hèn giàu nghèo thì cũng như nhau cả thôi, ngày cơm ăn ba bữa cuối cùng cũng phải chết! Rốt cuộc con người sống vì điều gì?”

Mẹ mất sớm, cơ thể ốm yếu

Nguyễn Văn Thông sinh ra và lớn lên từ một vùng quê nghèo thôn Trung Bạn – thị trấn Chờ – Yên Phong – Bắc Ninh trong một gia đình thuần nông có 5 chị em. Cậu là con trai thứ ba trong nhà. Khi Thông vừa được 3 tháng tuổi thì mẹ bị mắc bệnh tim nặng phải đi cấp cứu ở bệnh viện Hà Nội. Còn đỏ hỏn như vậy mà phải xa mẹ, sống nhờ bú chực bà con hàng xóm và một ít sữa bột rất tằn tiện. Cậu lớn lên như hạt lúa củ khoai ở cái xóm nghèo ấy cùng cái nghèo cái khổ của gia đình.

Do khát sữa mẹ là phần nhiều nên sức khỏe của cậu không được tốt lắm, thận yếu. Cậu bị mắc chứng đái dầm đến tận lớp 6 mới hết. Mặc dù thời gian đó bố đã đem đi chạy chữa khắp nơi, ăn đến cả nhện nướng, uống cả canh lá vông nem.

Năm Thông học lớp 7 thì mẹ mất, lúc ấy em gái út của Thông chưa đầy 4 tuổi. Gánh nặng lo toan đè nặng lên vai bố Thông. Bố Thông đau khổ thẫn thờ, có đêm ngồi vừa khóc vừa hát như đang ru cho mẹ ngủ. Thông thương bố lắm và có lúc trách bố sao lúc mẹ sống bố lại nổi nóng với mẹ để có lúc họ cãi nhau, có lúc muốn ly hôn khi đã có với nhau 5 mặt con.

dược sĩ đại học; dược sĩ trung học; dược sĩ lâm sàng
Anh Nguyễn Văn Thông cùng 5 anh chị em trong nhà (ảnh DKN)

Bố đi bước nữa, mâu thuẫn gia đình càng thêm gay gắt

Mẹ ra đi sau một buổi tát nước ngoài đồng về trưa nắng quá… Mẹ bị cảm đưa đi viện cấp cứu không qua khỏi. Mẹ ra đi bỏ lại người chồng và 5 đứa con thơ. Một năm sau thì bố lấy vợ để có thêm người gánh vác gia đình. Khi đứa em trai do mẹ kế sinh ra cũng là lúc mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Cậu căm ghét mẹ kế và bố. 

Còn nhỏ nhưng cậu cũng phải đi chăn bò và làm mọi công việc đồng áng cùng với gia đình. Nhưng vốn sáng dạ hiếu học nên cậu học rất giỏi, thi đỗ vào hai trường đại học cùng một lúc là Đại học Y và Dược. Nhưng vì lo sức khỏe yếu như ngọn đèn trước gió, sợ làm bác sĩ trực đêm hôm vất vả có chịu được không? Nên cậu không dám học Đại học Y mà chọn Dược. 

Còn cô em gái của cậu cũng ngoan ngoãn ham học và đang học đại học Y năm cuối như ước nguyện của người anh. Thông đã nuôi em ăn học đại học. Thời nay thanh niên có mấy ai làm được như vậy! Quả là một thanh niên đầy nghị lực sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình.

Chàng dược sĩ trẻ đã tìm thấy Đại Pháp

dược sĩ gia đình; dược sĩ chuyên khoa; Đại Pháp hồng truyền
Cơ duyên biết đến Pháp Luân Đại Pháp (ảnh DKN)

Thông biết đến Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) ngay khi còn đang học đại học.  Những kiến thức chuyên ngành cho cậu thấy nhiều căn bệnh mà y học hiện đại cũng phải bó tay. Những câu hỏi không có lời giải đáp vẫn thường làm cậu trăn trở không nguôi…

Rồi một hôm cậu thấy mấy bạn học cùng khóa đang dạy nhau những động tác là lạ. Thông lại gần để quan sát, về nhà cậu lên mạng tìm hiểu ngay và biết đó chính là luyện tập theo pháp môn Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên cậu vẫn chưa bước vào tu luyện vì thấy ông chú tập môn khí công Suối Nguồn Tươi Trẻ đang rất khỏe nhưng lại thấy gầy rộc đi nên cậu cũng ái ngại, không biết môn này liệu có bị như thế không.

Đến khi đọc được cuốn sách nhỏ “Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn” do người bạn cùng phòng trọ mang về, Thông mới thấy khả năng chữa bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công, lúc này cậu mới thực sự đọc sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công).

Những nguyên lý trong cuốn sách đã cải biến nhân sinh quan vũ trụ quan của chàng dược sĩ. Trước kia, những kiến thức về Đông Y rất khó nhận thức và cảm thấy huyền hoặc thì nay cậu đã có thể giải khai rõ ràng. Nhiều câu hỏi mà trước đây cậu không có lời giải như: Vũ trụ có biên giới hay không; nguồn gốc của Kim tự tháp; sự hình thành của sinh mệnh… thì nay đã tìm được câu trả lời.

Tâm tính đề cao, sức khỏe được cải thiện

Thông đã hiểu được những khổ đau, bất hạnh và bệnh tật đều là do nghiệp lực từ vô lượng kiếp trước mà con người tạo ra. Thông hiểu ra nếu muốn hóa giải mâu thuẫn trong gia đình và ngoài xã hội thì phải có lòng từ bi, khoan dung và độ lượng.

Chàng dược sĩ trẻ nay cũng biết nghĩ cho người khác hơn. Khi mâu thuẫn xảy ra thì “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Lúc nào cũng hướng vào bên trong để tìm lỗi của bản thân mình. Thông chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để phân biệt tốt xấu. Càng đọc sách nhiều lại càng thấy thích thú hơn. Tinh thần ngày một thăng hoa, Thông lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm thước đo, làm nguyên tắc sống của mình.

Chàng dược sĩ trẻ đã tìm được câu trả lời cho số phận hẩm hiu của mình
Chàng dược sĩ trẻ đã tìm được câu trả lời cho số phận hẩm hiu của mình (ảnh tác giả cung cấp)

Sau khi tu luyện, sức đề kháng của Thông đã cải biến rõ rệt. Từ một thanh niên chỉ nặng 47kg giờ cân nặng đã tăng lên 70kg. Gần 10 năm tu luyện Đại Pháp, dù là mùa đông Thông cũng tắm được nước lạnh; điều này là không thể với những người bị viêm mũi mãn tính như Thông.

Những mâu thuẫn, khúc mắc trong gia đình cũng được hóa giải. Thông nhận ra mình chưa cư xử đúng với phận làm con. Thông luôn có cảm giác ghen tị với mẹ kế và bất mãn với sự yêu thương của bố dành cho em trai duy nhất là con của mẹ kế. Với tâm thái hòa ái, từ bi, Thông đã dần dần hòa giải được sự bất hòa với mẹ kế. Mối quan hệ với người em trai cũng trở nên tốt hơn. 

Chàng dược sĩ tự mày mò làm video

dược sĩ đại học; dược sĩ trung học; số phận con người
Anh Thông đã tự mình mày mò để làm các video về Đại Pháp (ảnh tác giả cung cấp)

Từ nhỏ Thông đã có đam mê âm nhạc. Đặc biệt khi bước vào tu luyện Đại Pháp, Thông thấy các học viên Pháp Luân Công có nhiều người là nhạc sĩ ca sĩ chuyên nghiệp của Việt Nam và cả trên thế giới. Họ đã dùng tài năng của mình viết, trình bày các ca khúc ca ngợi Đại Pháp; thể hiện lòng biết ơn đối với Đại sư Lý Hồng Chí, nói về niềm vui trong tu luyện Đại Pháp… 

Đặc biệt cảm động là những ca khúc nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Bài “Khúc hát nhớ con” bằng tiếng Trung làm Thông xúc động. Có lẽ vì cảnh ngộ của em bé mồ côi cũng giống như hoàn cảnh của thông. Từ đó Thông có ý tưởng làm video có phụ đề tiếng Việt về Đại Pháp.

Bắt đầu làm thật không dễ chút nào. Chàng dược sĩ mày mò tìm cách làm video và lập một kênh YouTube tên là Bách Thông. Video đầu tay còn thô sơ, nhưng bởi tấm lòng thuần khiết chân thành nên đã làm xúc động trái tim biết bao người!

Đằng sau mỗi video mà Thông làm là một trái tim vị tha, một tấm lòng nhân hậu được chuyển biến căn bản từ khi cậu bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tìm thấy ngôi nhà đích thực

số phận nghiệt ngã; số phận là gì; tu luyện Pháp Luân Công
Anh Thông cùng người vợ của mình (ảnh tác giả cung cấp)

Thông thấy mình như thoát khỏi những ảo mộng thế gian. Con người sống trong xã hội chỉ vì chút lợi ích nhỏ nhoi mà tranh chấp với nhau; anh em ruột thịt chỉ vì tiền bạc mà từ mặt nhau… Còn Thông đã thấy được ngôi nhà thực sự của mình; thấy được con đường thoát khổ mà bản thân đã tìm kiếm bấy lâu nay.