Người xưa từng nói: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Câu nói ẩn chứa sự thấu hiểu và cảm thông, bởi thiện lương lớn nhất là “không làm người khác khó xử”.

Đừng cố tình gây khó khăn cho ai

Chị dạy tại một trường đại học nổi tiếng; đến kỳ sinh viên lại đi thực tập và viết bài để chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp. Chị được nhiều đồng nghiệp bày cách kiếm tiền. Khi các sinh viên mang bài đến nộp, nhờ cô chỉ cho chỗ sửa; nay đến chị tìm cho một lỗi, mai đến lại thêm một lỗi khác. Thực ra chị có thể chỉ hết trong một lần cho sinh viên đó; song vì muốn kiếm thêm, chị buộc họ phải đến làm nhiều lần. Túi chị vì vậy cứ dần dày lên.

Cho đến ngày chị quyết định nâng cao bằng đại học của mình cho kịp với xu thế. Vừa học, vừa làm mãi rồi cũng đến ngày chuẩn bị tốt nghiệp. Chị phải về thành phố học cách nhà 100 km, mà phong bì biếu xén cũng không thể mỏng. Gặp đúng ông thầy bắt đi đi lại lại năm lần bảy lượt mới xong việc. Khi ấy chị mới thấm thía: “Trời gieo họa còn mong thoát, tự mình gieo tai họa khó thoát nổi vòng”.

Bài học bố dạy, hôm nay lại hiển hiện trước mắt chị. Chị nghĩ ngày mai, trước khi bắt đầu bài giảng mới, chị sẽ tặng các sinh viên một buổi trò chuyện ngắn; khuyên họ hãy luôn giúp đỡ mọi người, có thể người đó không giúp lại được các bạn, nhưng sẽ có ai đó khác giúp bạn.

Và hãy nhớ, đừng cố tình gây khó khăn cho một ai! Cuộc sống còn dài, còn bao việc phải lo toan suy nghĩ, nên chia sẻ cho nhau, vấn đề sẽ nhẹ đi rất nhiều.

Mức độ thoải mái bạn làm cho người khác, sẽ quyết định tầng thứ của bạn

Tại sao người ta có đau khổ?

Bởi vì giữa người với người luôn làm khó với nhau; oán hận lẫn nhau, khẩu khí tràn đầy thù dịch. 

Tục ngữ giảng, trên trời đẹp nhất là các vì sao; nhân gian đẹp nhất là sự ôn hòa giữa người với người.

Không làm người khác xấu hổ là một loại tử tế và một loại trí tuệ.

Người phương Tây tin rằng: “Những điều xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim”. Thiện lương là phương thuốc màu nhiệm làm chấn động tâm can
Nhân gian đẹp nhất là sự ôn hòa giữa người với người (ảnh: aboluowang).

“Mạnh tử · công tôn sửu thượng” có câu: “Thiện đãi với mọi người như nhau, xả bỏ tư tâm vì người khác, vui vẻ khi lấy thiện đãi người”.

Trên đời này mỗi người đều có những khó khăn riêng; chỉ khi luôn đặt mình ở vị trí người khác, mới có thể chung sống chung với nhau lâu dài.

Trước đó, có hai chuyện như thế này.

Một cụ già đi xe ba gác thu gom phế liệu vô tình tông vào một chiếc ô tô hạng sang đậu bên đường và làm gãy đèn đuôi.

Ông lão chân tay run rẩy đứng đó không biết phải làm sao; biết là lỗi của mình nhưng không có khả năng trả.

Lúc này, một người đàn ông đi tới hỏi: “Là ông đụng phải xe tôi đúng không?”

Ông lão xoa xoa tay gật đầu: “Ừ, tôi xin lỗi…”

Người đàn ông hỏi lại: “Ông có bồi thường được không?”

Ông lão với vẻ mặt buồn bã nói: “Tôi không thể.”

Người đàn ông nói: “Ông không có khả năng bồi thường, tại sao vẫn không rời đi?”

Lúc này, cụ già mới lật đật rời đi. Người đàn ông rút chìa khóa xe và lái vào nơi sửa chữa.

Người luôn gây khó khăn cho người khác thể hiện sự kém cỏi của bản thân

Một tài xế xe container chạy đến một ngôi làng ở Quảng Châu, anh ta vô tình làm gãy cành cây ở cổng làng; bị dân làng chặn đường và yêu cầu bồi thường 188.000 nhân dân tệ. Nguyên nhân đó là cây phong thủy của làng.

Luật nhân quả luôn hiện hữu hàng ngày bên cạnh mỗi người, không hề sai lệch.
Người thực sự có tu dưỡng đều biết cách đặt mình vào vị trí người khác (ảnh: aboluowang).

Dù tài xế đã xin lỗi và thắp hương theo yêu cầu của dân làng xin Thần thành hoàng tha tội và bảo hộ nhưng vẫn không thoát khỏi việc bị phạt tiền.

Trong cuộc sống cũng có người đặc biệt thích làm người khác khó xử. Có người gọi ship đồ ăn, thỉnh thoảng giao đồ ăn không kịp bị cho đánh giá xấu. Vào nhà hàng dùng bữa cũng lớn tiếng khiến người phục phụ đỏ mặt tía tai, chân tay luống cuống. Khi đi mua sắm trong siêu thị, cũng có người cố ý làm khó nhân viên…

Những hành vi này khiến họ cảm thấy mình cao hơn người khác; nhưng họ thực sự không biết chỉ những kẻ thấp kém mới mong muốn tận hưởng cảm giác vui vẻ khi bắt nạt kẻ yếu.

Người luôn gây khó khăn cho người khác sẽ không thể hiện được sức mạnh của bản thân. Ngược lại, nó sẽ chỉ thể hiện tối đa sự kém cỏi của họ mà thôi.

Người thực sự có tu dưỡng đều biết cách đặt mình vào vị trí người khác và suy nghĩ cho người khác. 

Thiện lương với người khác chính là thiện lương với chính bản thân mình

Cổ ngữ Trung Quốc có câu: “Làm lợi cho người khác, nghĩa là làm lợi cho mình”. Không làm khó người khác, cũng có nghĩa là không làm khó bản thân.

Nếu luôn làm người khác khó xử, đau khổ thậm chí sụp đổ, thì thậm chí còn tự khiến bản thân mình đi vào ngõ cụt, lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Biết bao dung và chu toàn với người khác không chỉ mang lại may mắn cho bản thân, kết thiện duyên; mà còn tích lũy phúc khí cho chính bản thân mình. Nhìn lại lịch sử từ cổ chí kim; những người làm nên đại sự đều có thể hiểu được đạo lý này. 

Thiện lương lớn nhất là không làm người khác khó xử

Thái độ đối nhân xử thế cần có trong cuộc sống chính là như vậy; thiện đãi với mọi người, trời đất rộng mở.

Suy cho cùng, khi bạn tặng hoa cho người khác, chính bạn là người ngửi thấy hương thơm đầu tiên. Khi bạn ném bùn vào người khác, bạn là người làm bẩn tay mình đầu tiên.

Người lương thiện là những người có tấm lòng thật thà, bao dung với mọi người
Thiện đãi với mọi người, trời đất rộng mở (ảnh: aboluowang).

Bất kể nói hay làm gì, đối xử tốt với người khác có nghĩa là đối xử tốt với chính mình.

Không làm khó người khác chính là khiến bản thân thoải mái. Đây chính là cái gọi là, làm người hãy giữ lại cho mình một con đường lui; để sau này gặp lại có thể bình thản đối diện.

Trong kiếp này, không phải là toàn cạnh tranh mà là đôi bên cùng có lợi. Cuộc sống được tạo nên bởi sự bao dung và cho đi; như thế sẽ không lo trời tối không đèn, đi mưa không có ô?

Thái Khang Vĩnh,  nói: “Nghệ thuật giao tiếp mà tôi mới học được chính là “tốt với bạn”, bởi vì khi tôi khiến bạn vui vẻ, bạn sẽ nhớ đến tôi. Giao tiếp là một việc mà chỉ cần hết lòng, bạn sẽ không ngừng tiến bộ. Mà giao tiếp tốt thì người được lợi nhất đương nhiên là chính chúng ta”.

Thiện lương lớn nhất là làm người cần hiểu cách thiện đãi và không làm khó người khác. Chỉ có như vậy, con đường mới ngày càng rộng và bạn mới có thể đi càng ngày càng xa.

Theo Aboluowang