Có người có thể tiên đoán được mọi việc xảy ra trong nhân gian bởi họ hiểu được bí ẩn của vận mệnh, trong u minh đã sớm có định số được ban bài.

Chuyện rằng, vào triều Tấn có hai vị thầy bói nổi tiếng tên Bộc Dực và Quách Phác. Hai người đều nhìn thấy thời gian tử vong của người kia nhưng cả hai không thể tránh khỏi tai họa của mình, cái chết của họ đều đúng với những gì đã được dự đoán trước.

Vận mệnh của Bộc Dực ứng nghiệm với lời tiên đoán

Bộc Dực là người Hậu Bộ thuộc Hung Nô. Ông thích đọc “Kinh dịch” từ khi còn trẻ. Sau khi gặp ông, Quách Phác khen rằng: “Tôi không thể sánh bằng ông nhưng không biết sao ông lại không thể tránh khỏi tai họa binh đao”.

Bộc Dực nói: “Đúng vậy, tai ách lớn nhất của tôi là vào năm bốn mươi mốt tuổi, chức tướng quân, sẽ phải gặp tai họa mà tử vong. Nếu không như vậy cũng bị thú dữ làm bị thương. Nhưng tôi thấy ông cũng không thể chết một cách yên lành”.

tiên đoán
Trong u minh thật ra đã sớm an bài bí ẩn của vận mệnh đời người (ảnh minh hoạ: rebatngo.org).

Quách Phác nói: “Tai họa của tôi là ở Giang Nam. Để tránh tai họa này tôi đã vạch ra kế hoạch từ lâu, nhưng không thấy dấu hiệu nào có thể tránh được. Dù vậy, ở phía nam có thể kéo dài thời gian, lưu lại đây sẽ không sống không được bao lâu”.

Bộc Dực nói: “Nếu ông không ra làm việc ở công bộ thị lang, thì có thể tránh khỏi thảm họa” 

Quách Phác nói: “Tôi không thể không tới làm việc ở đó, giống như ông không thể không làm tướng quân”.

Bộc Dực nói: “Mặc dù sẽ có con cháu của hoàng đế được sinh ra, nhưng tôi biết mình không thể tiếp tục làm việc ở Nhị Kinh nữa. Lang Tà Vương là người đáng để phụng sự, ông hãy cung kính chung thành hầu hạ ông ấy. Việc chủ trì cúng lễ cho xã tắc của triều Tấn nhất định phải là người này”. Ngay sau đó, Bộc Dực đến núi Long Môn sống ở ẩn.

Bộc Dực được tiên đoán không thoát khỏi nạn binh đao

Sau khi Lưu Nguyên Hải lạm quyền xưng đế, ông đã chiêu mộ Bộc Dực làm quan đại thần và thừa tướng, nhưng ông lấy lý do bị bệnh mà kiên quyết từ chối. Lưu Nguyên Hải nói: “Mỗi người đều có trí riêng, Bộc Dực không muốn làm quan trong triều đình của trẫm, là thuộc một trong bốn hạng công tước thời Hán Cao Tổ, có thể thuận theo trí hướng thanh cao của ông ấy“. Sau đó lại định chiêu mộ ông làm Quang Lộc đại phu. Bộc Dực nói với người đến truyền chiếu chỉ: “Đây không phải nơi chết của ta”.

Sau khi Lưu Thông kế vị, lại phong chức cho ông làm chức Thái Thường. Khi đó Lưu Côn đang chiếm cứ Bình Châu. Lưu Thông hỏi khi nào có thể bình định được vùng này. Bộc Dực đáp: “Bính Châu là vùng đất của bệ hạ, chinh phạt là điều nhất định phải làm”.

Lưu Thông nói đùa: “Trẫm định phiền tiên sinh đi tới đó một chuyến, được không?

Bộc Dực nói: “Lý do thần đến đây không kịp chỉnh tề quần áo, chính là vì chuyến đi này”. Lưu Thông rất vui mừng và bổ nhiệm ông làm Bình Bắc tướng quân.

Khi chuẩn bị khởi hành, Bộc Dực nói với em gái: “Xuất hành lần này bị thiệt mạng là do số mệnh định sẵn của anh. Sau khi anh chết, các em ngàn vạn lần không được tranh chấp mâu thuẫn”. Khi tấn công Tấn Dương, quân đội của Bộc Dực bị Lưu Côn đánh bại, binh lính bỏ chạy, Bộc Dực bị sát hại.

Số phận của Quách Phác ứng nghiệp với tiên đoán về số mệnh

Quách Phác (276-324), tự Cảnh Thuần, là người huyện Hỷ, quận Văn, Hà Đông. Ông là người yêu thích kinh thư, học thuật, học vấn uyên bác, có tài năng, tinh thông thuật số âm dương ngũ hành, rất giỏi về lịch pháp, toán quái. 

Quách Phác từng theo Quách Công, người khách cư trú ở Hà Đông, để học thuật bói toán. Quách Công là đã tặng cho ông 9 quyển “Thanh nang trung thư”. Vì vậy, Quách Phác có thể thông thạo ngũ hành, thiên văn, thuật bói toán, cũng có thể tránh được tai họa, hiểu rõ những bí ẩn âm gian.

tiên đoán
Bói toán mệnh đã xuất hiện từ các triều đại xa xưa (ảnh: Tinhhoa.net)

Dù Kinh Phòng, thầy nói nổi tiếng thời Tây Hán, hay Quản Lộ, thầy tướng số nổi tiếng nước Ngụy thời Tam Quốc sống lại cũng không thể bằng ông. Triệu Tải, một đệ tử của Quách Phác, đã từng lấy trộm cuốn “Thanh nang trung thư”. Tuy nhiên chưa kịp đọc thì bị cháy rụi. Rõ ràng, ai có thể hiểu được bí ẩn của vận mệnh, trong u minh đã sớm có định số.

Quách Phác có thể làm ngựa chết sống lại

Vào thời Tấn Huệ Đế, lần đầu tiên tại vùng Hà Đông xuất hiện bạo loạn. Quách Phác bốc một quẻ bói rồi thở dài vứt quẻ xuống mà nói: “Trời ơi, bách tính sẽ phải chịu sự thống trị của kẻ dị tộc, quê hương tôi sẽ bị vó sắt dày xéo mịt mù”.  Vì vậy, ông bí mật liên lạc với hàng chục người thân và bạn bè, chuẩn bị di chuyển về phía Đông Nam để lánh nạn.

Khi đến chỗ của tướng quân Triệu Cố, thì gặp cảnh con ngựa tốt mà tướng quân đang cưỡi đột nhiên chết, Triệu Cố rất thương tiếc và không muốn tiếp khách. Quách Phác đến gặp, tuy nhiên người gác cổng không cho vào. Quách Phác nói: “Ta có thể khiến cho ngựa sống lại”. Người gác cổng rất ngạc nhiên và vội vàng thông báo cho chủ nhân.

Con quái vật khỉ biến mất kì lạ

Triệu Cố liền ra đón Quách Phác và hỏi: “Ông có thể khiến ngựa của tôi sống lại không?”.

Quách Phác nói: “Tôi cần hai mươi, ba người đàn ông mạnh mẽ, mỗi người cầm một cây sào tre dài, đi về phía đông ba mươi dặm. Có một ngôi miếu thổ địa trong rừng cây trên núi, dùng cây sào vỗ vào đó, sẽ có một con vật nhảy ra. Hãy nhanh chóng bắt nó và mang về. Có vật này thì ngựa có thể sống lại được ”.

Triệu Cố làm theo lời ông, và quả nhiên đã bắt được một con vật giống khỉ ở đó và mang về. Khi con thú nhìn thấy những con ngựa chết, liền hít vào và thở ra vào mũi con ngựa chết. Một lúc sau, con ngựa đứng dậy, ngóc đầu lên và ăn cỏ khô như thường lệ. Con quái vật giống khỉ đã biến mất. Triệu Cố rất ngạc nhiên và vui mừng, tặng cho Quách Phác rất nhiều tiền để cảm ơn. 

Dự đoán chính xác thọ mệnh của mình và của người khác

Vương Đôn sắp mưu phản, đại tướng quân Ôn Kiệu và Dữu Lượng nhờ Quách Phác bói cho một mẻ, nhưng ông lập lờ nói năng cho qua chuyện. Ôn Kiệu và Dữu Lượng nhờ ông chiêm bói tốt xấu cho hai người, Quách Phác nói: “Đại cát”.

Ôn Kiệu và Dữu Lượng lui ra bên ngoài để bàn bạc và nói: “Quách Phác không trả lời, là bởi ông ấy không dám nói, nếu không thiên thượng sẽ lấy đi linh hồn của Vương Đôn. Chúng ta đang bàn bạc về việc chinh phạt ông ta, Quách Phác nói rằng hai chúng ta đại cát, điều đó có nghĩa là cuộc chinh phạt sẽ thành công”. Vì vậy, họ thuyết phục Minh Đế tiến hành thảo phạt Vương Đôn.

Trước đây, Quách Phác thường nói: “Người giết tôi là Sơn Tôn”. Vào thời điểm đó, một người họ Sùng đã đến chỗ Vương Đôn để vu hại Quách Phác.

Vương Đôn chuẩn bị cử binh và nhờ Quách Phác bói quẻ, Quách Phác nói: “Sẽ không thể thành công”.

Vương Đôn vốn nghi ngờ Quách Phác khuyên Ôn Kiệu và Dữu Lượng thảo phạt mình, khi nghe quẻ bói là quẻ xấu, bèn hỏi Quách Phác: “Ông hãy xem bói cho ta xem thọ mệnh là bao nhiêu?”

Quách Phác đáp: “Cộng thêm với quẻ bói trước, nếu các hạ xuất binh, không lâu nhất định sẽ gặp tai họa. Nếu ở lại Vũ Xương, tuổi thọ sẽ không giới hạn”.

Tiên đoán về cái chết của Quách Phác ứng nghiệm

Vương Đôn tức giận nói: “Còn tuổi thọ của ông thì sao?”

Quách Phác trả lời: “Thọ mệnh của tôi sẽ kết thúc vào trưa hôm nay“.

Vương Đôn giận đùng đùng bắt giam Quách Phác và ngay lập tức đưa ông đến Nam Cương để chém đầu.

Trước khi hành quyết, Quách Phác hỏi tên đao phủ phải đi đến đâu. Đao phủ đáp: “Nam Cương Đầu”.

Quách Phác nói: “Nhất định ở dưới hai cây bách”. Khi ông đến đó, quả nhiên đúng như vậy. Quách Phác cũng nói: “Cây này có tổ chim khách”. Mọi người tìm nhưng không thấy. Quách Phác yêu cầu họ tìm kiếm một lần nữa, và quả nhiên thấy một tổ của chim được bao phủ bởi những tán lá tươi tốt.

Thuở xưa, vào năm Trung Hưng thứ nhất, Quách Phác có đi ngang Việt Thành, trên đường gặp một người. Quách Phác gọi tên anh ta và đưa quần, áo của mình tặng cho anh. Người đàn ông một mực từ chối, Quách Phác nói: “Ông hãy nhận lấy, sau này sẽ hiểu”. Người này đồng ý nhận đồ và rời đi.

tiên đoán
Vận mệnh của mỗi người vốn là do chính mình tạo ra (ảnh: Chuathanhlangson)

Người đao phủ tử hình ông hiện tại chính là người đàn ông này. Lúc đó Quách Phác bốn mươi tuổi, nhưng đã tiên đoán chính xác thời gian tử vong của mình. Bộc Dực dự đoán Quách Phác không thể chết một cách thanh thản, không tránh khỏi tai họa đều đã ứng nghiệm.

Sinh tử do mệnh, tích đức thay đổi số phận

Hai nhân vật nổi tiếng của triều đại nhà Tấn này là người tinh thông thuật bói toán, không chỉ có thể biết được sinh mệnh của người kia kết thúc như thế nào, mà còn biết rõ thời gian tử vong của chính mình, nhưng đều không thể thay đổi số mệnh. “Lão Tử” thường nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý rằng đạo trời không vì tình riêng mà thiên vị bất kỳ ai, nhưng thường giúp đỡ những người hành thiện.

Phật gia giảng nhân quả ba đời, quả nghiệp của kiếp này là do nhân từ kiếp trước quyết định, nếu không Bộc Dực và Quách Phác sao có thể tiên đoán ra được? Vận mệnh của mỗi người vốn là do chính mình tạo ra. Vì vậy người xưa thường nói rằng nên tích đức để tạo phúc, gieo nhân nào thì gặp quả ấy.

Tiên đoán được mọi việc trong nhân gian nhưng không có nghĩa người đó có thể thay đổi được sinh mệnh của mình; chỉ có hành thiện tích đức mới có thể cải biến được số mệnh.

Theo The Epochtimes

Có thể bạn quan tâm: