Luân hồi chuyển sinh hay sự tồn tại của không gian khác vẫn luôn là một bí ẩn của nhân loại. Thần Phật từ bi vì để điểm ngộ cho thế nhân nên đã giúp cho một số người có thể nhớ được tiền kiếp của mình, như là một minh chứng cho sự tồn tại của luân hồi. Tiểu vương Vairocana của đất nước Bhutan chính là một người như vậy, cậu có thể nhớ được kiếp trước của mình là một nhà sư Trung Quốc.

Tiểu vương Bhutan có thể nhớ được nhiều sự việc trong kiếp trước

Theo một báo cáo của truyền thông Đại Lục năm 2019, vào ngày 18/6 năm đó, hoàng tử nhỏ 5 tuổi của Bhutan tên Vairocana; cùng với mẹ là Công chúa Ashi Sonam Dechan Wangchuck, đã đến thành phố Barkam, Tứ Xuyên, Trung Quốc trong một cuộc hành hương để tìm về kiếp trước của mình.

Công chúa Ashi Sonam Dechan Wangchuck là em gái của Quốc vương Bhutan hiện tại Jigme Khesar Namgyel Wangchuck. Cha của họ, Jigme Singh Wangchuck, kết hôn với 4 cô con gái của gia tộc Xia Jun và sinh được 10 người con. Mẹ của Công chúa Wangchuck là đại vương hậu. Vì vậy, hoàng tử bé của Bhutan, Vairocana, là cháu ngoại của quốc vương Bhutan hiện tại.

Tiểu vương tử chào đời năm 2014. Tên của cậu là Vairocana, có âm tiếng Phạn là Maha ^ vairocana; dịch sang tiếng Trung Quốc có nghĩa là “bình đẳng giác, pháp giới vô biên”; là Pháp hiệu của Đại Nhật Như Lai. Trong pháp hệ Mật Tông, đây là thân vị Như Lai cao nhất; nằm ở trung tâm của Ngũ phương Phật.

Theo các nguồn tin, vị tiểu vương tử chưa đầy 6 tuổi này có thể nhớ lại nhiều sự việc trong kiếp trước của mình. Ví dụ, không cần ai cho hay, cậu cũng có thể nhận ra dấu chân để lại trên đá; tìm thấy văn tự Tây Tạng cổ mà cậu đã sử dụng và nơi mình từng cất giữ kinh sách; ngôi chùa mình đã tu hành trong kiếp trước và những người đã quen biết kiếp trước.

vương quốc bhutan ở đâu; vương quốc hạnh phúc Bhutan; du lịch vương quốc Bhutan
Tiểu vương Bhutan trong một lần hành hương đến Barkam, Tứ Xuyên, Trung Quốc (ảnh 163.com)

Từng là giáo sư một trường đại học ở Ấn Độ

Khi còn rất nhỏ, tiểu vương tử này còn nói với gia đình, cậu đã từng được sinh ra trong gia đình hoàng gia Bhutan. Cậu nói, trước năm 824, mình là giáo sư tại Đại học Nalanda ở Ấn Độ. Cậu cũng mô tả chi tiết kiểu dáng thánh địa Phật giáo trước khi bị người Hồi giáo phá hủy hoàn toàn. Điều này đã được chứng thực khiến mọi người ngạc nhiên khi đến thăm các di chỉ khảo cổ tại Đại học Nalanda ở Ấn Độ.

Đây là học phủ và trung tâm học thuật Phật giáo cao nhất ở Ấn Độ thời cổ đại; gần thành của đế quốc Magadha cổ đại; cách Paṭnā – thủ phủ của bang Bihar miền Trung Ấn Độ, 90 km về phía Đông Nam. Vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên, Vua Kumāragupta của Vương triều Gupta Ấn Độ đã đem hết sức mình để bảo vệ Phật pháp; thành lập trường đại học Phật giáo ở Nalanda để truyền thừa Phật pháp.

Đại học Nalanda thời điểm đó có diện tích 2.700 mẫu; với 7 học viện và hơn 2.000 sinh viên. Sau đó, trải qua nhiều lần mở rộng của các đời vua trong lịch sử; vào thời kỳ hoàng kim nghe nói số kinh thư được lưu trữ tại chùa Nalanda là hơn chín triệu cuốn; có hơn 10.000 tăng nhân theo học tại đây. Họ đến từ Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và các nước khác. Các cao tăng nổi tiếng trong lịch sử của Trung Quốc như Huyền Trang, Nghĩa Tịnh… từng đi đến Tây Vực lấy kinh đều ghi chép chi tiết về chùa Nalanda và Đại học Nalanda trong các tác phẩm của họ.

Lần theo dấu vết của tiền kiếp, tìm về hang thánh của một nhà sư Trung Quốc

gia đình quốc vương bhutan; vợ quốc vương Bhutan; đất nước bhutan hạnh phúc
Dấu tích còn lại của đền Nalanda (ảnh Epoch Times)

Tiểu vương tử Vairocana đã từng là giáo sư tại Đại học Nalanda trong tiền kiếp; đủ để cho thấy trong kiếp đó cậu đã là người tu hành. Trong những lần chuyển sinh tiếp theo, vẫn luôn giữ niềm tin vào Thần Phật. Người Bhutan cũng tin rằng tiểu vương tử này đã đầu thai tại thế gian nhiều lần; và kiếp này cậu được sinh ra trong gia đình hoàng gia Bhutan.

Điều thú vị là, kiếp trước của vị tiểu vương này có liên quan đến Trung Quốc. Lý do khiến cậu hành hương tới hang động thiêng liêng ở thành phố Barkam vì cậu nhớ được kiếp trước mình là một nhà sư Trung Quốc tu hành tại hang thiêng Vairocana.

Hang nằm trong hẻm núi sông Thoa Ma (Suomo He) thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng-Khương Ngawa, Tứ Xuyên. Có một con đường đá dựng đứng giữa những ngọn núi dốc ở độ cao hơn 3.000m; và hang thánh nằm dọc theo các bậc thang. 

Cửa hang cao 20m, rộng 20m, sâu 30m, ngôi chùa được xây dựng trong hang. Hang có hình phễu, trong hang có suối thiêng mùa đông không khô cạn; mùa hè nước không tràn đầy; trên vách hang vẫn còn lưu giữ hình tượng hoa sen; dấu chân thánh, mũi thánh, dấu ấn thánh thể, và vị Ban Thiền Lạt Ma thứ mười. Trên đó còn có hình tượng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát. 

Tiểu vương Bhutan từng là một nhà sư Trung Quốc trong kiếp trước

đất nước bhutan ở đâu; đất nước bhutan không bị dịch; đất nước bhutan ăn chay
Hang thánh Vairocana (ảnh 163.com)

Theo truyền thuyết, đây là hang động mà Vairocana, một tín đồ Phật giáo Tây Tạng vào thời nhà Đường, đã dịch kinh Phật và được đặt theo tên của ông để tưởng nhớ ông. Đại sư Vairocana đã để lại 25 thánh tích trong thời gian tu hành ở đây. Cho đến ngày nay, vẫn còn có thể nhìn thấy rõ những dấu tích khi ngủ và dấu mũ mà đại sư đã để lại trên tảng đá trên cùng (đá sám hối) trên núi…

Nhà sư này chính là tiền kiếp của tiểu vương tử Bhutan. Cậu đã chỉ tay và thừa nhận những món đồ đã từng sử dụng trong hang động Vairocana.

Trên thực tế, những trường hợp luân hồi chuyển thế của những tín đồ Phật giáo giống như vị tiểu vương tử này không phải hiếm gặp; khả năng nhớ lại kiếp trước của mình và tái sinh trong hoàng tộc cũng liên quan đến việc tu hành trong kiếp trước của cậu. 

Phật gia tin rằng con người sẽ luân hồi trong lục đạo; vận mệnh kiếp này được quyết định bởi đức và nghiệp tích lại ở kiếp trước; số phận của một người ở kiếp này phụ thuộc vào phúc đức và nghiệp chướng đã tích lũy ở kiếp trước; những gì một người làm ở kiếp này sẽ quyết định tới kiếp sau của họ. 

Theo Epoch Times