Thuật giả kim dưới góc nhìn của phương Tây và phương Đông và vấn đề luyện đan
Thuật giả kim (alchemy) là các phương pháp nhằm biến đổi một số kim loại cơ bản và rẻ tiền (ví dụ như chì) thành các kim loại quý (ví dụ như vàng); hoặc là thuốc trường sinh bất tử, thuốc chữa bách bệnh… Thuật giả kim là tiền thân của hóa học cận đại và có ảnh hưởng rất lớn đến khoa học kỹ thuật thời cổ cũng như cuộc sống của con người.
- Hiện tượng trăng máu dưới cái nhìn từ văn hóa truyền thống
- Vì sao tỷ lệ vàng gọi là tỷ lệ thần thánh?
Nội dung chính
Thuật giả kim theo góc nhìn của phương Tây
Ý tưởng về việc biến một chất này thành một chất khác, một kim loại này thành một kim loại khác đã có từ hàng nghìn năm trước; dựa trên quan điểm của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristoteles.
Ban đầu người ta tạo ra những kim loại có màu sắc giống như vàng bằng cách trộn đồng đỏ vào thiếc màu trắng; tạo ra hợp kim đồng-thiếc có màu gần giống như màu vàng. Tuy nhiên, đây rõ ràng là vàng ‘giả’ và sẽ dễ dàng được phát hiện bằng nhiều cách khác nhau.
Các nhà giả kim thuật của Ả Rập lại cho rằng kim loại trong thiên nhiên đều có nguồn gốc từ lưu huỳnh và thủy ngân. Vì thủy ngân có thể hòa tan các kim loại khác, kể cả vàng; và tạo thành một hỗn hợp đặc quánh.
Trong khi đó, nếu kết hợp lưu huỳnh với chì và thiếc nó sẽ tạo ra hợp kim sáng như bạc. Nếu kết hợp lưu huỳnh với đồng và sắt thì sẽ cho ra một hợp kim có màu sắc như là vàng.
Các nhà giả kim thuật Ả Rập cho rằng, nếu muốn điều chế vàng và bạc từ kim loại thường thì cần một tỉ lệ nhất định giữa thủy ngân và lưu huỳnh. Tuy nhiên họ đã không thành công; đơn giản là vì lý thuyết cơ sở của họ đã sai lầm hoàn toàn.
Khoa học hiện đại đã có một vài bước tiến trong giả kim thuật
Khoa học hiện đại ngày nay đã phát hiện ra các vật chất thông thường đều được tạo thành từ phân tử, nguyên tử, electron, proton, hạt quark, neutrino… Và tin rằng càng về sau này người ta sẽ lại còn tìm được những hạt còn nhỏ hơn nữa.
Về cơ bản thì khoa học ngày nay cũng đã có thể làm một số việc giống như mong muốn của thuật giả kim ngày xưa. Ví dụ như ngày nay người ta đã có thể tạo ra được kim cương nhân tạo. Bởi vì các nhà khoa học phát hiện ra thành phần cấu tạo của kim cương là từ các nguyên tử Cacbon nhưng được sắp xếp theo một cấu trúc đặc biệt bền vững.
Kim cương nhân tạo thường được tạo ra bằng 2 phương pháp là phương pháp cao áp cao nhiệt HPHT và phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD. Nó dùng nhiệt độ cao áp suất cao hoặc là một tia nhiệt Plasma để thay đổi cấu trúc của phân tử; từ đó tạo ra kim cương nhân tạo. Khoa học hiện đại giải thích rằng, muốn thay đổi cấu trúc của phân tử hay nguyên tử thì phải tạo ra một môi trường đặc định, trong một hoàn cảnh đặc thù.
Có nhiều điều khoa học vẫn chưa thể lý giải
Tuy nhiên, người ta lại phát hiện ra có nhiều sinh vật dường như ẩn chứa trong mình siêu năng lực như là thuật giả kim. Ví dụ như cho gà mẹ ăn thức ăn không chứa canxi; nhưng gà mẹ vẫn có thể đẻ ra trứng mà vỏ trứng có chứa Canxi. Hay như cây con nảy mầm trong nước cất; nhưng lại chứa Kali, Phốt-pho, Magie, Canxi, Lưu huỳnh nhiều hơn hàm lượng vốn có trong hạt đó. Điều này chứng tỏ sinh vật tồn tại khả năng ‘tái cấu trúc nguyên tố’. Vậy phải chăng con người cũng tồn tại khả năng đó?
Thuật giả kim theo góc nhìn của phương Đông
Khoa học hiện đại cho rằng nguyên tử và phân tử là nền tảng của những phát minh về vũ trụ và vật chất. Vậy thời xưa người ta quan niệm về vật chất như thế nào? Chính là học thuyết về ngũ hành. Người Trung Quốc xưa cho rằng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên tất cả các vật chất trong vũ trụ này.
Hoặc như trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử dường như còn nói đến vật lý cao năng lượng: “Đạo sinh Nhất; Nhất sinh Nhị; Nhị sinh Tam; Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng Âm và ôm Dương”.
“Vạn vật cõng Âm và ôm Dương” chính là thể hiện cấu trúc của nguyên tử: Electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử. Bên trong hạt nhân nguyên tử có chứa proton mang điện tích dương.
Vậy thời xưa ở Trung Quốc có thuật giả kim không? Câu trả lời là có, nó chính là thuật luyện đan. Theo quan niệm của Đạo giáo về luyện ‘đan’ (một cụm năng lượng trong cơ thể con người được thu thập từ không gian khác) trong lò, một khi đan được hình thành, nó có thể thay đổi bất kỳ chất hữu hình nào thành vàng và bạc.
Thậm chí đan có thể chuyển hóa cơ thể vật chất con người. Từ đó giúp con người đột phá không gian và thời gian, tiến nhập vào các tầng thứ cao hơn trong tu luyện.
Những ai sẽ được truyền bí kíp luyện đan?
Theo các ghi chép cổ, thuật giả kim được ghi nhận từ thời Hoàng Đế và Lão Tử. Truyền thuyết kể rằng, Hoàng Đế được ban tặng chín viên đan làm quà khi đến thăm Thái Quốc. Sau khi một người nuốt một viên đan, tay của người đó trở nên đỏ như viên đan ấy. Khi người đó rửa tay trên dòng sông thì dòng sông cũng chuyển sang màu đỏ. Về sau Hoàng Đế biết được các bí kíp của thuật giả kim và cũng lập lò luyện đan. Hoàng Đế đã cưỡi rồng bay về trời sau khi tất cả các đan được luyện thành.
Nhưng có một điểm khác biệt cơ bản với khoa học hiện đại; đó là thời xưa những người được truyền thụ bí kíp luyện đan, hay thuật giả kim, chỉ đá hóa vàng, thì đều là những người có ngộ tính cao, tâm tính rất tốt. Điều này là để tránh họ sẽ dùng nó vào việc xấu.
Chuyện kể rằng, Chung Ly Quyền là sư phụ của Lã Động Tân; cả 2 đều thuộc về Bát Tiên trong truyền thuyết của Trung Quốc. Có một lần Chung Ly Quyền dạy cho Lã Động Tân phép điểm đá hóa bạc, điểm sắt thành vàng. Động Tân vội hỏi: “Thưa Sư phụ, những vàng bạc được biến ra này có thể tồn tại mãi mãi và không trở về nguyên chất hay không?”
Thắc mắc của đệ tử đã thể hiện cảnh giới tâm tính
Chung Ly Quyền nói: “Đại khái cũng được 500 năm. 500 năm sau thì nó sẽ trở về nguyên chất”.
Động Tân nghe vậy thì nói ngay: “Nếu vậy đệ tử không dùng phép này đâu. Đệ tử không muốn gây hại cho người của 500 năm sau”.
Chung Ly Quyền nghe vậy gật đầu khen ngợi: “Điều đó ngay cả ta cũng không nghĩ tới. Ta chỉ thấy học được phép này rồi thì có phương tiện để cứu giúp những người cùng khổ; cũng coi như là một thiện quả lớn; một tâm thuật rất tốt. Đâu có ai để ý xem 500 năm sau số vàng này sẽ biến lại trở thành sắt đá. Không những ta, mà rất nhiều vị thần tiên cũng chưa nghĩ tới điều này; không ngờ lại được một kẻ sơ học như ngươi điểm tỉnh…”
Thuật giả kim của khoa học hiện đại bị giới hạn cũng là vì không xét tới yếu tố tinh thần, chỉ coi trọng vật chất; khiến ai cũng có thể học được, không phân biệt tốt xấu. Thử hỏi nếu ai cũng có thể tạo ra vàng bạc một cách dễ dàng thì xã hội chẳng phải sẽ đảo lộn hết hay sao?
Tổng hợp