Dẫn đường cho một chú kiến và dẫn dắt niềm tin trong cuộc sống
Giúp người khác một chút khi lâm vào đường cùng thì dễ, nhưng nếu có thể dẫn đường cho niềm tin trong cuộc sống thì đó mới thực sự là khó khăn.
- 6 quy tắc ứng xử cao minh: Giàu sang quý ở nhân từ, nghèo khổ hay ở khí phách
- Cuộc đời sẽ dịu dàng biết bao nếu ai cũng đặt mình vào vị trí của người khác
Nội dung chính
Cậu bé dẫn đường cho một chú kiến
Một vị tỷ phú quanh năm bận rộn đã quyết tâm dành ra vài ngày rảnh rỗi để về quê hương ngắm cảnh thiên nhiên và thăm người thân.
Trên con đường làng, ông tình cờ bắt gặp một cậu bé đang ngồi bệt giữa đường, tay cầm một cọng cỏ miệt mài vẽ gì đó dưới đất.
Hết sức tò mò, vị tỷ phú lại gần cậu bé và hỏi chuyện: “Cậu bé, cháu đang làm gì vậy?”
Nghe tiếng ông ta, cậu bé trả lời mà không buồn ngẩng đầu lên: “Cháu đang dẫn đường cho đàn kiến”.
Vị tỷ phú bật cười và tự nhủ: “Có con kiến nào phải cần cháu dẫn đường để đi cơ chứ?”
Tuy nhiên, cậu bé vẫn hết sức nghiêm túc kể rằng: “Ông thấy không, chú kiến này đang bị lạc đàn, hoảng hốt đi tìm bạn đồng hành của mình mãi mà không thấy. Cháu phải giúp nó tìm đường về tổ của mình cho đỡ cô đơn một mình, rồi nhỡ người ta giẫm chết thì sao?”
Nói rồi, cậu bé tiếp tục dùng nhánh cỏ trong tay để đẩy con kiến đi về phía trước. Dưới sự thúc đẩy từng chút một, cuối cùng chú kiến đã tìm được phương hướng chính xác của cả đàn. Ngay khi gặp lại các bạn đồng hành, con kiến lập tức vui mừng tới chạm râu với những chú kiến còn lại rồi đi theo đoàn về tổ một cách an toàn.
Dẫn đường cho niềm tin trong cuộc sống mới thực là khó
Chứng kiến hành động của cậu bé, vị tỷ phú hết sức cảm động. Ông nhận ra người tốt việc tốt có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất; ví dụ như cứu giúp một chú kiến bị hoảng loạn vì lạc đàn. Điều ý nghĩa hơn cả đó chính là sự kiên trì dẫn dắt con kiến từng chút một của cậu bé; thay vì đưa thẳng chú kiến về tổ.
Từ đó, với cương vị là một ông chủ lớn của một chuỗi siêu thị khổng lồ tại thành phố, vị tỷ phú thể hiện lòng tốt của mình với người nghèo bằng cách thường xuyên tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển tài năng của bản thân; giúp họ thay đổi cuộc sống nghèo khó từ gốc rễ.
Một ngày nọ, khi vị tỷ phú vừa đến trước cửa công ty thì ông bất ngờ bị một người phụ nữ ngăn lại. Cô dắt theo một đứa trẻ khoảng 7-8 tuổi. Cả hai vừa khóc lóc vừa kể rằng: “Chồng tôi đang ốm nặng. Tôi lại thất nghiệp ở nhà. Cuộc sống của hai mẹ con vô cùng khó khăn gian khổ. Cầu mong ông hãy rủ lòng từ bi thương xót mà giúp đỡ chúng tôi một chút.”
Giúp người phải có tâm chân thành
Vị tỷ phú chân thành lắng nghe và tràn đầy cảm thông đối với hoàn cảnh khó khăn của hai mẹ con họ. Nếu điều đó xảy ra trong quá khứ, ông có thể lập tức rút ra một số tiền mặt rất lớn để hỗ trợ họ; giúp họ mau chóng vượt qua những ngày khó khăn trước mắt. Nhưng hôm nay, thay vì làm như vậy, ông lại ân cần hỏi người phụ nữ rằng: “Trước đây cô đã làm công việc gì?”
Người phụ nữ trả lời trong nước mắt: “Tôi từng làm nghề tài chính”.
Vị tỷ phú nghe vậy, mắt sáng lên và nói: “Tôi có thể lập tức sắp xếp nhân sự tới kiểm tra năng lực của cô. Nếu không có vấn đề gì, cô sẽ được làm việc trong bộ phận tài chính của siêu thị này; và cô có thể được ứng trước ba tháng tiền lương”.
Không ai ngờ được, lòng tốt của vị tỷ phú đã giúp ông có được một chuyên gia tài chính. Cô có năng lực kinh doanh rất tốt. Cô luôn có tư tưởng đổi mới và sáng tạo không ngừng; nhờ vậy mà doanh thu của hệ thống siêu thị đã tăng lên đáng kể.
Trong buổi tiệc Giáng Sinh, người phụ nữ ngày nào tới trước mặt vị tỷ phú; cô vừa khóc vừa cảm ơn ông đã cho mình một con đường thoát khỏi cảnh đường cùng ấy.
Vị tỷ phú mỉm cười và nói: “Người cô cần phải cảm ơn là chính cô thì có. Hãy biết ơn tài năng và sự chăm chỉ của cô”.
Dẫn đường cho chú kiến là chuyện nhỏ, dẫn đường cho niềm tin trong cuộc sống mới thật khó
Có thể thấy rằng, nếu lúc đó ông cho người phụ nữ một số tiền mặt thì sẽ giúp họ giải quyết được những vấn đề cấp bách trong thời điểm đó. Nhưng sau đó, họ có thể sinh ra tư tưởng lười biếng; muốn phụ thuộc vào người khác.
Sự thay đổi trong cách giúp đỡ của ông đã gián tiếp thay đổi cả cuộc đời của gia đình nghèo khổ năm xưa. Đó không chỉ thể hiện sức mạnh nhân cách, phẩm giá của một người đàn ông; mà còn là minh chứng của một trí tuệ và tầm nhìn rộng lớn.
Trong truyện Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không cũng không thể đằng vân bay thẳng đến Thiên Trúc lấy kinh, mà phải đi bộ trải qua đủ khổ nạn; vì đó chính là quá trình thành tựu một người tu luyện, không có con đường tắt. Các bậc thầy dẫn đường cho niềm tin cũng vậy, cứ từng chút một mà dẫn dắt cho đệ tử của mình bước đi cho đến ngày công thành viên mãn.
Thế mới thấy, dẫn đường cho một chú kiến là chuyện nhỏ; nhưng dẫn đường cho niềm tin trong cuộc sống mới thực là chuyện khó.