Sự phát triển bình thường của tế bào phụ thuộc vào oxy. Nhưng các tế bào ung thư thì khác; chúng sinh trưởng bằng cách hấp thụ lượng lớn glucose, ngay cả trong một môi trường đầy đủ oxy.

Tế bào ung thư tiêu thụ lượng đường gấp 100 lần so với các mô bình thường

Các tế bào ung thư thì khác; chúng sinh trưởng bằng cách hấp thụ lượng lớn glucose, ngay cả trong một môi trường đầy đủ oxy. Hiện tượng này xuất hiện ở 80% các loại bệnh ung thư.

Cách các tế bào ung thư sử dụng đường làm năng lượng được gọi là quá trình chuyển hóa glycolytic. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Warburg.

Tế bào ung thư chuyển hóa và phát triển nhanh hơn nhiều so với tế bào bình thường; chúng tiêu thụ đường nhanh hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Có thể nói, tế bào ung thư giống như đói như khát đường. 

Trong một bài báo đăng trên tạp chí BMC Biology năm 2014; các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng nhiều tế bào ung thư đặc biệt chọn glucose làm thức ăn; chúng tiêu thụ glucose nhanh hơn các mô bình thường từ 50 đến 100 lần. 

Các tế bào ung thư liều mình hấp thụ đường và tiêu thụ nó một cách nhanh chóng để lớn lên, sinh sôi nảy nở và khuếch tán.

Đường tạo ra carbohydrate, protein và chất béo; là những chất có lợi cho các tế bào giống như các vật liệu xây dựng như gạch, xi măng và vật liệu cách nhiệt. Ngoài ra, đường cũng có thể tạo ra DNA và RNA cho tế bào dưới dạng bản thiết kế di truyền; giống như bản thiết kế cần thiết để xây dựng một ngôi nhà.

Nguyên lý chụp cắt lớp phát xạ Pisitron (PET)

Lấy cảm hứng từ hiệu ứng Warburg, các nhà khoa học đã phát triển thêm một phương pháp mới để chẩn đoán ung thư – Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

Huy chương Otto Warburg là một giải thưởng khoa học dành cho những nhà khoa ...
Nhà sinh lý học nổi tiếng người Đức Otto Warburg đã phát hiện ra rằng các tế bào ung thư nghiện đường (ảnh: epochtimes).

Nguyên lý của nó là tiêm chất cản quang (thường là fluor deoxyglucose) vào người bệnh; đợi khoảng 1 tiếng fluor deoxyglucose đi vào hệ thống trao đổi chất của cơ thể; sau đó sẽ tiến hành quét và thể hiện hình ảnh. Khi lượng glucose này tập trung ở một bộ phận nào đó của cơ thể; hình ảnh của bộ phận đó sẽ sáng hơn.

Ví dụ, một bệnh nhân được xét nghiệm ung thư tuyến tụy. Một tuyến tụy bình thường không sáng lên trên hình ảnh PET; nhưng khi các bộ phận của tuyến tụy của bệnh nhân sáng lên; điều đó có nghĩa là ở đó xuất hiện ung thư.

Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư

Ung thư không phải là một loại bệnh; nó là một loạt các bệnh di truyền hoặc bệnh về chuyển hóa do rối loạn chức năng ti thể trong tế bào. Hơn nữa, các cơ quan hoặc bộ phận xuất hiện ung thư thường là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất của cơ thể tương đối mạnh mẽ.

2. Tế bào ung thư hình thành như thế nào? ... Khi DNA bị thay đổi hoặc hư hỏng có thể sẽ kéo theo quá trình đột biến gen.
Ngày càng nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng đường ăn vào có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ ung thư (ảnh: Shutterstock).

Vì các tế bào ung thư thích cách chuyển hóa đường phân làm nguồn năng lượng của chúng; nên việc ăn một lượng lớn đường có thể khiến ung thư phát triển và lây lan nhanh hơn. Đây chính là lý do tại sao có nhiều bằng chứng dịch tễ học cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng phát triển ung thư; đặc biệt là ung thư vú, ruột kết, tuyến tiền liệt, gan và tuyến tụy. 

Ngày càng nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng đường ta ăn vào có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ ung thư.

Các nghiên cứu chỉ ra lượng đường có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ ung thư

Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã theo dõi 3.184 người Mỹ; từ 26 tuổi đến 84 tuổi phát hiện ra rằng:

Hấp thụ lượng nước hoa quả tương đối cao; có thể khiến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng 58%. Đồ uống có chứa hàm lượng đường càng cao; nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến béo phì ở những đối tượng bị béo phì phì đại tăng lên 49%.

Một nghiên cứu dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm trên 60.000 phụ nữ ở Thụy Điển cho thấy:

Những người có chỉ số đường huyết cao, tải lượng đường huyết và lượng carbohydrate hấp thụ cao; có nhiều khả năng bị ung thư vú. Lượng đường hấp thụ của những người phụ nữ trong nhóm cao nhất là: Hơn 35 gam đường sucrose mỗi ngày, cộng với bánh mì ngọt và bánh quy hơn 3 lần mỗi tuần; có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tăng lên đáng kể.

Nhiều nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã cùng nhau tiến hành cuộc đánh giá có hệ thống đối với 37 nghiên cứu về đường và nguy cơ ung thư. Kết quả cho thấy: Hấp thụ quá nhiều đường có thể gây mất thăng bằng insulin-glucose; ứng kích oxy hóa; triệu chứng viêm nhiễm và béo phì. Từ đó tăng nguy cơ ung thư.

Trong số đó, hai nghiên cứu về lượng đường bổ sung cho thấy; ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng 60% đến 95% nguy cơ ung thư. Tám trong số 15 nghiên cứu về thực phẩm và đồ uống có đường cho thấy; lượng đồ uống có đường cao hơn có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư từ 23% đến 200%.

Nếu ăn quá nhiều đường có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do ung thư.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 7.447 người được thử nghiệm trong nhiều năm; để xem xét mối liên hệ giữa lượng đường họ đã hấp thụ với tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tỷ lệ tử vong do ung thư và tỷ lệ tử vong nói chung. Họ phát hiện ra rằng cứ tăng 5 gam đường trạng thái lỏng mỗi ngày; tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng 8%.

Ngoài ra, lượng monosaccharide trong đồ uống và nước ép trái cây có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do ung thư nói chung; cũng như tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.

Bạn có thể hỏi: Vì tế bào ung thư không thích đồ ăn không có đường; nếu chúng ta kiêng hoàn toàn chất bột đường và đường, liệu chúng ta có thể bỏ đói chúng đến chết được không?

Thật đáng tiếc, đây không phải là câu trả lời chính xác. Vì chức năng của cơ thể chúng ta vô cùng tinh vi và phức tạp. Nếu bạn chỉ đơn giản cắt bỏ đường và carbohydrate; cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển sang các chất khác để duy trì sự trao đổi chất và tồn tại. Những tế bào ung thư xảo quyệt và quái ác lại càng như vậy. Những người đã được điều trị ung thư nhất định cần dinh dưỡng đầy đủ; bao gồm cả carbohydrate, để giúp cơ thể phục hồi hơn nữa.

Thông qua các phương pháp điều trị có thể cô lập, phong bế tế bào ung thư

Tuy nhiên, chúng ta có thể cô lập, phong bế tế bào ung thư hấp thụ lượng đường và năng lượng thông qua các phương pháp điều trị cụ thể.

Sophia Lunt, Ph.D. phó giáo sư hóa sinh và sinh học phân tử tại Đại học Bang Michigan; trong một buổi nói chuyện tại Ted, đã giới thiệu với công chúng một hướng mới thú vị trong liệu pháp điều trị ung thư. Đó là điều trị ung thư bằng cách tác động đến sự trao đổi chất của tế bào ung thư.

Lunt đã cố gắng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn nhiều gen liên quan đến chuyển hóa tế bào ung thư; đồng thời cắt bỏ nhiều con đường hỗ trợ sự phát triển và chuyển hóa của tế bào ung thư. Chắc chắn, các tế bào bình thường vẫn có thể tiếp tục sinh trưởng.

Tuy nhiên, quá trình này rất phức tạp. Lunt giới thiệu cho khán giả một bản đồ giống như mê cung về cơ chế trao đổi chất của tế bào ung thư. Cô ấy cũng nói rằng sơ đồ đã được đơn giản hóa.

Lunt cho rằng, trước tiên cần xác định các con đường chuyển hóa chính của tế bào ung thư; sau đó tìm ra vai trò cụ thể của từng hướng chuyển hóa. Cuối cùng là hình thành phương pháp điều trị cá nhân hóa theo gen; chế độ ăn uống và môi trường sống của từng bệnh nhân cụ thể.

Kiểm soát lượng đường là một cách tốt nhất để ngăn ngừa các tế bào ung thư

Có thể nói, kiểm soát quá trình chuyển hóa của tế bào ung thư là một hướng điều trị ung thư mới nổi có thể được mong đợi trong tương lai.

Trong quá trình phát triển lớn lên, các tế bào ung thư có thể đi xa tới các vùng khác của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết
Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, bạn có thể sử dụng “phương pháp đĩa” để kiểm soát tỷ lệ carbohydrate trong mỗi bữa ăn (ảnh: epochtimes).

Trong bài phát biểu Lunt nói: “Có nhiều loại ung thư, nhưng chúng đều có một điểm chung; đó là đều cần hấp thụ, ăn đồ ăn”. Cô kết thúc buổi diễn thuyết của mình bằng câu: “Tế bào ung thư thay đổi quá trình chuyển hóa của đường; và tôi muốn để tế bào ung thư bị chết đói”.

Quay trở lại với chế độ ăn uống, mặc dù chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn đường và carbohydrate khỏi chế độ ăn uống của mình; nhưng có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách tiêu thụ đủ lượng đường.

1. Kiểm soát tỷ lệ carbohydrate trong chế độ ăn uống của bạn

Carbohydrate là thuật ngữ chung cho các monosaccharide, disaccharide và polysaccharide (chẳng hạn như tinh bột). Khi ăn tinh bột, nó được phân hủy thành glucose.

Cơ thể cần carbohydrate; nhưng một chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate có thể gây nguy hiểm cho cả người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư; bạn có thể sử dụng “phương pháp đĩa ăn” để kiểm soát tỷ lệ carbohydrate trong mỗi bữa ăn.

Sử dụng một đĩa thức ăn để đại diện cho một bữa ăn điển hình; giữ lượng carbohydrate ở mức 1/4 đĩa, protein là 1/4 và rau (cố gắng chọn chỉ số đường huyết thấp) là 1/2. Ở giữa đĩa có thể là một số thực phẩm giàu chất béo chất lượng cao, chẳng hạn như quả bơ.

2. Chọn carbohydrate phức hợp

Carbohydrate phức hợp đề cập đến chất xơ và tinh bột trong chế độ ăn uống mà cơ thể không dễ tiêu hóa nhanh chóng. Chẳng hạn như: đậu, ngũ cốc nguyên hạt, khoai; chúng không nhanh chóng được chuyển hóa thành đường và vô cùng đa dạng về chất dinh dưỡng.

Tế bào ung thư là những tế bào phân chia không ngừng, tạo thành khối u rắn hoặc làm tràn ngập máu với các tế bào bất thường.
Carbohydrate phức hợp là chất xơ và tinh bột không bị nhanh chóng chuyển hóa thành đường (ảnh: epochtimes).

Còn carbohydrate tinh chế, vì chế biến nhiều nên tỷ lệ chất xơ, vitamin, khoáng chất và protein giảm đi. Khi ăn vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng bị phân giải thành một lượng lớn đường glucose. Carbohydrate tinh chế điển hình bao gồm: Mì trắng, mì ống, bánh mì trắng và các loại bánh nướng như bánh ngọt và bánh quy.

Ăn ít carbohydrate tinh chế hơn. Bạn có thể thay một nửa lượng gạo trắng bằng gạo lứt hoặc ngũ cốc; thay thế bánh hấp bột trắng bằng bánh hấp bột mì nguyên cám; hoặc thỉnh thoảng sử dụng ngô hấp, khoai lang, bí đỏ, khoai môn…

3. Nên sử dụng đường tự nhiên có trong hoa quả, cây cỏ

Hạn chế ăn đường, đặc biệt là đường tinh luyện. Tốt hơn là nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp thay vì nước trái cây. Ngoài ra, tránh thức ăn có nhiều đường. Nếu bạn muốn thêm đường vào thức ăn của mình; bạn có thể thay thế đường trắng bằng các chất thay thế đường tự nhiên như cây cỏ ngọt, quả la hán. Không nên sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay thế đường; vì chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt trong đường ruột và gây hại cho sức khỏe của bạn. 

Trong nấu ăn, sử dụng các loại thảo mộc và gia vị làm giảm lượng đường trong máu; chẳng hạn như cỏ ca ri, hành tây, tỏi, hẹ, tỏi tây, quế, lá nguyệt quế và đinh hương.

Từ các phân tích trên ta thấy, nếu bạn có thể kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể cũng là một phương pháp để phòng ngừa các tế bào ung thư phát triển.

Theo The Epochtimes