Cổ nhân có câu: “ Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”. Con người đã có định số, giàu sang hay nghèo hèn đều do nghiệp lực mang theo từ tiền kiếp

Người mua kẻ bán gặp nhau

Thứ sử Nhạc Châu đời Đường là Lý Công Tuấn, bắt đầu đi thi tiến sĩ vào những năm Hưng Nguyên, nhưng lần nào cũng thi trượt. Năm Trinh Nguyên thứ 2, có người bạn quen làm quan Tế tửu ở Quốc tử giám. Lý Công Tuấn bèn thông qua Tế tửu, móc nối với quan giám khảo khoa cử và có được công danh.

Theo thông lệ, một ngày trước khi treo bảng công bố kết quả thi cử, viên quan phụ trách kỳ thi đem danh sách những người trúng tuyển tấu lên hoàng đế. Hôm đó, qua canh 5, Lý Công Tuấn đi đến chỗ viên quan Tế tửu Quốc tử giám hỏi thăm kết quả thi cử. Tuy nhiên cửa trong chưa mở, nên ông chỉ dừng ngựa cung kính chờ bên ngoài cổng.

Ở bên nhìn thấy có một người dậy sớm bán bánh, hơi nóng phả ra. Bên cạnh hàng bánh đột nhiên có một người đội mũ dạ, lưng khoác bọc nhỏ; trông có vẻ giống người đưa tin quận ngoài, thần sắc lộ vẻ muốn ăn bánh. Lý Công Tuấn trông thấy bèn tiến đến liền nói: “Bánh rất rẻ, sao không mua ăn thử?”

Người kia nói: “Đáng tiếc trong túi tôi không còn tiền.”

Lý Công Tuấn nói: “Tôi có tiền, xin sẵn lòng bỏ tiền để mua cho ông ăn no nê.”

Người khách rất vui mừng, ăn liền mấy chiếc bánh.

Mua quan bán tước, chốn âm gian

Con người đã được định sẵn số phận kể từ khi được sinh ra, hít thở luồng không khí đầu tiên, luồng sức mạnh của cơ quan ngũ hành.
Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để mua quan bán tước (ảnh: pixabay.com).

Một lúc sau cửa trong mở, mọi người vội vã đi ra. Người đưa tin nói thầm với Lý Công Tuấn rằng: “Tiên sinh xin hãy đợi một lát. Tôi là thư lại âm gian chuyển danh sách tiến sĩ; lẽ nào tiên sinh không phải là người muốn thi đỗ tiến sỹ sao?”

Lý Công Tuấn nói: “Đúng rồi.”

Người kia nói: “Danh sách tiến sĩ khoa cử tất cả đều ở trong đây, tiên sinh có thể tự lấy ra xem.”

Lý Công Tuấn nhìn qua, thấy trên bảng không có tên mình. Nỗi buồn rầu bỗng trào dâng trong tim. Ông nói trong tiếng khóc nghẹn ngào: “Tôi khổ tâm với bút nghiên thư tịch đã 20 năm, thi cử cũng đã 10 năm, năm nào cũng không vượt qua bảng; thực sự tan nát cõi lòng. Vốn kỳ vọng năm nay thi cử thành công. Hôm nay không có tên bảng vàng, lẽ nào tôi cả đời không thể thành danh với khoa cử sao?”

Viên thư lại âm gian dáng vẻ giống viên bưu sai nói: “Tiên sinh muốn thành danh thì vẫn còn cần một năm nữa. Hôm nay muốn khoa cử thành danh thì cũng không khó khăn gì. Chỉ có điều là phúc lộc và tuổi thọ sẽ bị cắt giảm một nửa; được làm thứ sử một quận. Hơn nữa vận mệnh không hợp ý, trắc trở bất định. Nếu muốn hôm nay khoa cử thành danh, thì phải hối lộ thư lại âm gian; xóa bỏ người cùng họ với ông, rồi tự điền tên mình vào thay người ấy, có được không?”

Muốn có được công danh ngay tại đời này

Lý Công Tuấn nói: “Thứ mà tôi truy cầu chính là danh, được cái danh thành công thi đỗ tiến sỹ là mãn nguyện rồi. Có gì là không được đâu.”

Viên thư lại âm gian nói: “Tôi vì cảm ân mà bảo ông những điều này, nhưng vẫn còn cần có 3 vạn quan tiền Âm phủ, dùng để hối lộ viên quan phụ trách sổ sách âm gian. Giờ Ngọ ngày mai đưa là được rồi”. Nói rồi ông ta đưa cho Lý Công Tuấn danh sách trúng tuyển để ông sửa.

Danh sách có tên của Lý Di Giản người mà sau này làm quan Thái tử Thiếu sư, Công Tuấn muốn xóa tên ông ta để điền tên mình. Viên thư lại âm gian vội vàng nói: “Không được. Người này lộc lớn chức cao, không được khinh suất xóa đi thay đổi.”

Ở dưới lại có người tên là Lý Ôn. Viên thư lại âm gian nói: “Được.”

Công Tuấn xóa chữ Ôn của người ấy, rồi viết chữ Tuấn vào. Sau khi sửa xong, viên thư lại âm gian nhận danh sách rồi đi, đồng thời dặn dò Lý Công Tuấn không được trái ước hẹn.

Lợi dụng bằng hữu, có được công danh

Con người đã có định số: Tự cải vận mệnh, lộc tổn mệnh suy
Người ta có thể lợi dụng bằng hữu để làm lợi cho mình (ảnh: Pixabay).

Sau đó Lý Công Tuấn đi gặp quan Tế tửu Quốc tử. Tế tửu còn chưa rửa mặt chải đầu xong, nghe nói Lý Công Tuấn đến thăm, tức giận ngồi xuống. Một lát sau Tế tửu mới ra và nói: “Tôi và quan chủ khảo có quan hệ thâm giao, chỉ cần nói họ tên là có thể làm được cho anh. Tiên sinh nét mặt nghi hoặc, cảm thấy sốt ruột, không ngừng đến nhà tôi, chẳng lẽ ông hoài nghi tôi là người nói lời mà không giữ lời hay sao?”

Công Tuấn bái tạ mấy lượt, nét mặt bi thiết, sau đó nói: “Công Tuấn muốn có được công danh, tâm này quá mãnh liệt, do đó muốn lần thi cử năm nay thành công. Hôm nay là ngày khoa thi niêm yết bảng, do đó mạo muội đến thăm đại nhân.”.

Khi Công Tuấn theo quan Tế tửu đến góc Bắc thành Đông của Hoàng thành, vừa may lại gặp được Xuân quan (tên chức quan xưa) đưa danh sách người thi đỗ đi đến Trung thư tỉnh trong Hoàng thành. Tế tửu chắp tay thi lễ và nói: “Việc nhờ trước đây làm xong rồi chứ?”

Xuân quan trả lời: “Thực sự có tội rồi. Do sức ép quyền lực của quan trên nên việc ngài ủy thác thực sự khó làm được.”

Tế tửu và Công Tuấn có mối thâm giao lâu năm, nhận lời là nhất định làm ổn thỏa, do đó thái độ đối với Công Tuấn rất nghiêm khắc. Trong lòng thầm nghĩ, nếu việc hôm nay không làm được thì sau này còn mặt mũi nào gặp Công Tuấn được đây.

Ép buộc bạn hữu làm lợi cho mình

Thế là Tế tửu rất tức giận nói với Xuân quan rằng: “Sở dĩ Quý Bố nổi danh thiên hạ là vì một lời hứa đáng giá nghìn vàng. Hôm nay ông không thể nói lời mà không giữ chữ tín, lừa dối tôi, coi tôi là viên quan quèn. Vậy thì tình bằng hữu hai chúng ta cũng sẽ cắt đứt từ đây.” Nói rồi, Tế tửu chẳng bái biệt bỏ đi.

Xuân quan vội vàng đuổi theo nói: “Bị sức ép của của quyền lớn, không dám làm. Hôm nay tiên sinh trách tội như thế này, đành phải đắc tội quyền quý thôi.”

Nói xong, Xuân quan đưa danh sách bảng vàng cho Tế Tửu sửa. Tế tử mở danh sách bảng tiến sỹ, thấy có tên Lý Di Giản (người sau này làm Thái tử Thiếu sư), liền muốn sửa. Xuân quan vội vàng ngăn lại nói: “Người này do tể tướng xử lý, không được xóa đi.”

Sau đó Xuân quan chỉ tên Lý Ôn ở bên dưới và nói: “Người này có thể xóa được”.

Thế là Tế tửu sửa chữ Ôn thành chữ Tuấn. Khi niêm yết bảng, quả nhiên Lý Công Tuấn có tên trong danh sách.

Lộc tổn mệnh suy khi con người cố tình cải định số đã có

Con người đã có định số: Tự cải vận mệnh, lộc tổn mệnh suy
Các cụ ngày xưa vẫn thường quan niệm, con người từ khi sinh ra đã được định trước số phận sau này (ảnh: Vision Times).

Trưa hôm đó, Công Tuấn cùng những người có tên trên bảng thi đỗ tiến sỹ lục tục bái tạ Hoàng thượng; không thực hiện ước hẹn trả 3 vạn quan tiền Âm phủ. Trên đường trở về, Lý Công Tuấn gặp viên thư lại âm phủ. Ông ta buồn bã khóc rằng: “Do ông không thực hiện ước hẹn; tôi bị trách tội bị đánh gậy và tra xét truy cứu trách nhiệm. Mọi người cầu xin mới được miễn. Xin ông cùng giờ đó ngày mai đưa 5 vạn quan tiền, tôi có thể được miễn truy cứu trách nhiệm.”

Hôm sau, Lý Công Tuấn làm đúng theo hẹn ước.

Sau khi Lý Công Tuấn đỗ tiến sĩ rồi làm quan, liên tiếp bị tra xét, giáng chức. Sau này chỉ làm chức quan Thứ sử Nhạc Châu, không lâu sau thì qua đời.

Lý Công Tuấn vì cầu công danh đã không nhẫn nại chờ đợi 1 năm. Duới âm gian thì hối lộ quan lại âm gian; trên dương gian thì quan hệ thân bằng cố hữu, sẵn sàng tổn người lợi mình. Mục đích tuy đạt được, nhưng chỉ có kết cục ác báo theo thân, lộc tổn thọ cắt giảm. Buồn thay!

Con người đã có định số

Viên thư lại âm gian vì báo ân, quan Tế tửu vì sự tôn nghiêm; quan Xuân quan vì tình bằng hữu, đã giúp Lý Công Tuấn thành tựu việc phi nghĩa phi lý. Thoạt trông có vẻ là làm việc tốt, thực tế là trợ giúp làm ác, đã làm hại đến Lý Ôn không dây mơ rễ má gì với họ, cũng hủy hoại chính Lý Công Tuấn, tội cũng rất sâu. Người ngày nay cũng nên suy nghĩ cẩn trọng.

Phật gia giảng: Con người đến cõi thế gian, một đời người sớm đã được an bài. Khi nào chào đời, khi nào về cát bụi, đều đã có định số sẵn bởi nhân quả tiền kiếp. Nhân đời trước tạo quả đời này, hành thiện thì tích đức; làm ác thì tạo nghiệp, không việc gì là không phải hoàn trả.

Con người tưởng rằng, muốn thay đổi số phận chỉ cần dùng thủ đoạn xảo trá là có thể đạt được mục đích. Nhưng cổ nhân có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”. Cuộc đời con người đã có định số, nếu có lấy được của người khác rồi cũng sẽ mất; đó là quy luật của vũ trụ. Do đó chúng ta muốn thay đổi vận mệnh chỉ có làm người lương thiện thì đường đời mới được cải biến.

Theo vn.minghui.org