Y học hiện đại trị bệnh đa phần đều là khi bệnh đã có triệu chứng thì mới bắt đầu chữa trị, đau đầu thì chữa ở đầu, đau chân thì chữa ở chân, có khối u thì cắt bỏ… Nhưng vẫn có một số bệnh không thể chữa trị được, nguyên nhân sâu xa là vì nó liên quan đến nghiệp lực, một thứ mà khoa học hiện đại không thể đụng chạm đến được.

Căn bệnh ung thư hành hạ nhiều năm trời

Dưới đây là lời kể của thầy thuốc Trung y Ngọc Lâm về một người đồng nghiệp của mình:

Katie là bác sĩ tây y, bệnh viện nơi cô ấy làm việc rất gần phòng khám của tôi. Cách đây bảy năm cô ấy bị ung thư vú. Lúc đó, giống như các bệnh nhân ung thư khác, cô đã thực hiện phẫu thuật sớm cắt bỏ hết vú; sau đó là hóa trị và xạ trị. Tóc của cô ấy rụng sạch sau rồi lại mọc dài lại. Sau đó, cô cảm thấy như thể đã hoàn thành nhiệm vụ, không còn nghĩ về nó nữa; như thể hết thảy chuyện này chưa hề xảy ra.

Không ngờ, căn bệnh ung thư này chỉ chữa được chưa đến 5 năm lại phát tác. Lần này khối u đột nhiên bắt đầu từ chỗ cũ, nhanh chóng xuyên qua da thịt và lan từ trong ra ngoài da; nó cứng như đá, bề mặt sần sùi, không bằng phẳng, ăn sâu vào nhiều mạch máu và dây thần kinh khiến cô ấy đau đớn vô cùng. Cô chuyển từ một viện nghiên cứu ung bướu sang một bệnh viện chuyên khoa khác; chụp rất nhiều phim và đã làm xét nghiệm bằng các loại thiết bị tiên tiến, nhưng các chuyên gia y tế đều bó tay.

Y học hiện đại đã bó tay

Một lần, cô ấy tìm đến phòng khám của tôi để khám bệnh. Cô ấy điền vào bảng kê theo trình tự, và ở cuối cô ấy viết thêm những dòng này: “Bệnh ung thư giai đoạn cuối, có lẽ chỉ sống thêm một hoặc hai tháng, Thượng Đế và bản thân tôi đã định buông xuôi rồi. Tôi đến đây chỉ để tìm cách tạm thời giảm bớt sự đau đớn”.

Lúc đó cô ấy từ sáng đến tối phải mang một cái túi. Trong đó có một bình nước truyền morphin; một cái ống một đầu nối với bình nước một đầu gắn lên người cô ấy…

Cô ấy nói với tôi trong nước mắt: “Hiện tại tôi thực sự thất vọng đối với Tây y. Họ coi con người như những cỗ máy. Họ chỉ biết thay thận, thay gan, cắt bỏ các cơ quan nội tạng; còn nào là đóng đinh, đặt ống, đóng thêm nẹp thép… Tất cả những thứ này đều không có tác dụng với tôi; tôi coi như đã hỏng rồi”.

Nghe những điều này khiến tôi không khỏi suy nghĩ: Đúng vậy, máy móc là do con người tạo ra, mà con người là do Thần linh tạo ra. Cơ thể con người bằng xương bằng thịt bằng máu và có linh tính vốn là hòa một thể với vũ trụ; sử dụng những thứ đồ bằng sắt và đồ điện nhân tạo để sửa chữa cơ thể người thì làm thế nào có thể thực sự giải quyết vấn đề được?

Thân thể và tinh thần là một thể thống nhất
Thân thể và tinh thần là một thể thống nhất (ảnh Facebook)

Thân thể con người là một tiểu vũ trụ

Tôi hỏi cô ấy: “Cô có câu thông được với cơ thể của mình không?”

Cô ấy sững sờ, dường như không rõ câu hỏi của tôi, rồi đột nhiên như hiểu ra điều gì đó, cô ấy hỏi: “Ông nói rằng con người có thể câu thông với cơ thể của mình sao?” Cô có vẻ rất đau đớn, tiếp tục nói: “Tôi hận cái cơ thể xấu xí hiện nay của tôi, nó đã mọc lên những khối u đáng sợ mà tôi không bao giờ thừa nhận. Nhưng tôi phải hàng ngày sống chung với nó; bị nó hành hạ, bị nó kiểm soát”. 

Cô nghiến răng căm hận và hoàn toàn tuyệt vọng. Với tâm trạng rối bời khó tả này, nước mắt cô không ngừng chảy trên khuôn mặt. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một bác sĩ kiêu ngạo, đã từng rất giỏi và thành công, lại phải chịu khuất phục với cơ thể mình trong đau đớn và tuyệt vọng như vậy.

Cô tiếp tục tâm sự: “Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ trở thành một linh hồn vĩnh viễn sẽ không bao giờ bị đau đớn về thể xác nữa; tôi sẽ được giải thoát. Tuy nhiên, nếu Thượng Đế cho tôi thêm một cơ hội nữa; ban cho tôi thêm một cơ thể người nữa, tôi sẽ sống như ông. Ông biết đấy, khi tôi thường xuyên thấy lúc ông ngồi ở đó luyện công, tôi thực sự rất ngưỡng mộ ông – ông biết cách chăm sóc tâm hồn và thân thể của ông. Thật đáng tiếc, giờ thì đã quá muộn đối với tôi; mọi thứ đều không kịp nữa…”

Hãy trân trọng thân thể của chính mình

Katie đã ra đi. Trong bảy năm, từ khi cô bị bệnh cho đến lúc qua đời, nhìn người phụ nữ trạc tuổi tôi; người đã từng khỏe mạnh và xinh đẹp này qua đời, lòng tôi cảm thấy tiếc nuối vô hạn.

Bạn thân mến, qua câu chuyện vừa kể, bạn có từng nghĩ đến việc chúng ta đối xử với cơ thể quý giá của chúng ta như thế nào không? Điều này có mối liên hệ chặt chẽ với tâm của chúng ta. Sự hối hận của Katie đã nói cho chúng ta rằng, chúng ta phải trân trọng cơ thể của mình; đừng để đến lúc cuối cùng không còn thời gian nữa mới hối hận thì đã quá muộn.

Bệnh nan y là do nghiệp lực của con người

Tai họa cần được giải quyết trước khi nó phát sinh
Tai họa cần được giải quyết trước khi nó phát sinh (ảnh DKN)

Lý Đức Phù là một thầy thuốc Trung y gia truyền, phương pháp chữa bệnh của ông rất thần kỳ, giúp tiêu trừ đau đớn cho nhiều bệnh nhân. Ông cho rằng trong các bệnh nhân mà ông điều trị, hầu hết có thể chứng tỏ sự thần kỳ của Trung y, nhưng không phải tất cả đều như vậy. 

Trên thực tế, rất nhiều căn bệnh nan y có liên quan tới nghiệp lực của con người. Nghiệp lực của một người qua đời đời kiếp kiếp lớn hay nhỏ sẽ quyết định mức độ nặng nhẹ của bệnh tật. Là một thầy thuốc, biết rõ nguyên nhân trong đó, nhưng ông không thể giải thích rõ, cũng khó diễn tả bằng lời.

Thói đời ngày nay, đạo đức thấp kém, các căn bệnh kỳ lạ cũng nhiều. Bệnh nhân lại chuộng những bác sĩ giỏi điều trị triệu chứng; đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân. Mặc dù bệnh nặng toàn thân, nhưng vẫn cứ muốn uống thuốc hợp với khẩu vị của mình; châm những huyệt vị không đau, chọn thời gian rảnh rỗi để chữa bệnh; không biết rằng tính mệnh của mình sẽ sớm lụi tàn.

Người xưa nói: “tích vị nguy chi mệnh, trị vị bệnh chi bệnh”. Nghĩa là: trân quý những sinh mạng chưa bị bệnh hiểm nguy, điều trị các căn bệnh khi chưa thành bệnh. Điều này cùng đạo lý với một câu cổ ngữ khác: “Chớ để đến lúc khát nước rồi mới đào giếng”.

Tai họa cần được giải quyết trước khi nó phát sinh

Lão Tử nói: “Vi chi ư vị hữu, trị chi ư vị loạn. Hợp bão chi mộc, sinh ư hào mạt; cửu tầng chi đài, khởi ư lũy thổ”. (dịch nghĩa: Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn nhiều người ôm, khởi sinh từ cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi từ một sọt đất). Điều này có nghĩa là trước khi sự việc chưa xảy ra cần phải được xử lý; trước khi tai họa chưa phát sinh cần phải được giải quyết. Cây gỗ to được lớn lên từ những chồi non; đài cao chín tầng được chất lên bởi những sọt đất.

Con người đến phút cuối vẫn tất bật vì cuộc sống; lại còn bị thất tình lục dục liên tục làm hao mòn; hình dáng ngày một gầy guộc, tóc ngày một bạc dần. Đến khi bệnh nặng thống khổ thì vái tứ phương tìm thầy tìm thuốc để giữ mạng, có đáng thương không?

Lão Tử đã bàn luận rất sâu sắc về vấn đề này. Ông nói: Người có tu dưỡng đạo đức thì trong sáng, thuần chân nhu hòa như em bé. Côn trùng độc không cắn người ấy; thú dữ không vồ người ấy; ác điểu không quắp người ấy. Xương và gân của cậu ta mềm nhưng rất vững chắc; người ấy có thể hét to, nhưng giọng của cậu ta sẽ không bị khàn; điều đó là do duyên cớ hòa khí của người ấy to lớn sâu dày. 

Thân thể con người là một con thuyền quý báu, muốn đi tới đâu là do bản thân tự chọn
Thân thể con người là một con thuyền quý báu, muốn đi tới đâu là do bản thân tự chọn (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Thân thể con người là một con thuyền quý báu vô giá

Tinh khí và hòa khí là gốc rễ của sinh mệnh, người sáng suốt hiểu được cái gốc rễ này. Truy cầu cuộc sống hưởng thụ quá mức chính là tai họa. Làm việc theo cảm tính và bị chi phối bởi dục vọng chính là kiên cường; đó là điều trái với mềm dẻo. Sự vật hình thành rồi thì phải đi đến già nua. Nếu không hiểu điều này mà cưỡng cầu sự cường thịnh tráng kiện, nó được gọi là không phù hợp với “Đạo”; không phù hợp với “Đạo” thì sẽ nhanh chóng tiến đến diệt vong.

Người xưa nói thiên địa vĩnh cửu. Thiên địa sở dĩ vĩnh cửu là do trời đất vô tư; là do nó không sinh tồn vì bản thân nó. Nếu một người trước hết có thể nghĩ đến người khác; không mưu danh, không cầu lợi, không ham sắc dục, không hám tiền; không chấp vào mùi vị, không tật đố, thì bệnh sao mà sinh ra được? Vì vậy, đạo trời được lấy làm tiêu chuẩn, đạo làm người phải thuận theo đạo trời.

Trong câu chuyện về sự tu luyện của Phật Mật Lặc Nhật Ba, Ông nói: Thân thể con người này, là một con thuyền quý báu vô giá đối với những người có phúc đức và thiện lương. Con thuyền quý báu này sẽ được sử dụng để vượt qua dòng sông sinh tử đến bến bờ bên kia của sự giải thoát! Đối với những người làm điều ác và gây ra tội ác, nhục thân này là một vực thẳm đầy cám dỗ.

Điều này có nghĩa là một người muốn đi đâu, tất cả là nhờ xem con thuyền của mình đi hướng nào.

Theo Chánh Kiến